Nhân dân xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) phát triển nghề chế biến gỗ,  tạo việc làm cho hàng trăm lao động.

Nhân dân xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) phát triển nghề chế biến gỗ, tạo việc làm cho hàng trăm lao động.

(HBĐT) - Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) luôn đoàn kết, khắc phục khó khăn, phát huy truyền thống anh hùng vẻ vang, từng bước xây dựng xã thành điểm sáng về phát triển KT-XH.

 

Trong những ngày cuối tháng 4, chúng tôi được đồng chí Dương Xuân Minh, Bí thư Đảng ủy xã Cố Nghĩa kể lại những năm tháng hào hùng. Cố Nghĩa là xã có tổng kho dự trữ quốc gia và Khu di tích lịch sử cách mạng Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng và nông trường Sông Bôi. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và LLVT xã Cố Nghĩa đã đoàn kết, đồng lòng đóng góp sức người, sức của góp phần đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngay những năm đầu kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã đã nhanh chóng củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể; giữ vững ANCT, TTATXH. Đến năm 1962, Cố Nghĩa đã thành lập Đảng bộ có 68 đảng viên, LLVT phát triển lên 297 đồng chí.

Nói về thành tích trong thời kỳ chống Mỹ, đồng chí Dương Xuân Minh cho biết thêm, ngày 18/7/1966, xã Cố Nghĩa đã huy động 125 dân quân tham gia bắt sống 2 giặc lái Mỹ bị bộ đội ta bắn rơi. Ngày 9/10/1966, xã đã huy động 34 đồng chí cùng lực lượng dân quân xã Phú Lão vây bắt thêm 2 giặc lái. Ngoài ra, trong kháng chiến, xã Cố Nghĩa đã đào được trên 1.200 m hào cùng hàng ngàn hầm các loại; ủng hộ, giúp đỡ quân đội, đóng góp hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm cho bộ    đội và huy động hàng ngàn lượt người tham gia trực chiến, đi dân công. Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, toàn xã đã có 250 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 56 đồng chí đã anh hũng hy sinh, 32 thương - bệnh binh và một bà mẹ được công nhận mẹ Việt Nam Anh hùng. Toàn xã đã vinh dự có 314 Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước, 93 bảng vàng danh dự và 353 người được thưởng huân, huy chương. Ghi nhận thành tích xuất sắc của nhân dân và LLVT xã Cố Nghĩa đã giành được trong các cuộc kháng chiến, năm 2010, nhân dân và LLVT xã Cố Nghĩa đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng.  

Phát huy truyền thống vẻ vang, trong những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cố Nghĩa đã không ngừng đoàn kết, vượt mọi khó khăn để từng bước xây dựng quê hương. Cùng với tập trung xây dựng hệ thống chính trị TS-VM, Đảng bộ và nhân dân trong xã dồn sức phát triển kinh tế, coi đó là nhiệm vụ trung tâm, trong đó, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Các nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo phát triển kinh tế được ban hành, triển khai tới các chi bộ, đảng viên và tuyên truyền rộng rãi tới nhân dân để cùng tìm biện pháp thực hiện.

Theo đồng chí Dương Xuân Minh, cây lúa và ngô hiện vẫn là chủ lực trong phát triển kinh tế của Cố Nghĩa. Cả xã hiện có 175 ha đất lúa cả năm với năng suất từ 56- 57 tạ/ha. Diện tích cây ngô khoảng 105 ha, năng suất đạt từ 57 - 58 tạ/ha, nâng tổng sản lượng cây có hạt toàn xã lên 1.405 tấn, tăng 2,4% so với năm trước. Kinh tế trang trại cũng đang từng bước phát triển ở Cố Nghĩa với 6 trang trại chăn nuôi, thả cá. Điển hình như gia đình anh Bùi Văn Khoa, thôn Đồng Sắn với diện tích 1,2 ha chăn nuôi lợn và cá, giải quyết việc làm cho thêm khoảng 5 lao động; gia đình chị Nguyễn Thị Điệp, thôn Bưa Cú với khoảng 1 ha chăn nuôi gà, lợn... Ngoài ra, xã hiện đã có trên 10 cơ sở dịch vụ, sản xuất TTCN, trong đó, tập trung vào chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí cùng với khoảng 120 hộ làm dịch vụ, buôn bán nhỏ. Nhờ vậy, kinh tế Cố Nghĩa từng năm đều có tăng trưởng khá. Năm 2011, tăng trưởng kinh tế của Cố Nghĩa đạt khoảng 14%; thu nhập bình quân đạt trên 14,6 triệu đồng/ người/năm. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp 49,2% và đang theo chiều hướng giảm; dịch vụ - thương mại đạt 34,9%, TTCN chiếm 15,9%, đạt gần 6,6 tỷ đồng. Trong thời gian tới, Cố Nghĩa  tiếp tục khai thác tiềm năng, thế mạnh kết hợp huy động mọi nguồn lực để phát triển toàn diện KT-XH.

 

 

                                                                            Hồng trung

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục