Tình hình kinh tế khó khăn, chi phí doanh nghiệp (DN) tăng cao cộng với nhiều phí giao thông cầu đường bộ đang khiến cho các DN hoạt động vận tải hàng hóa, dịch vụ logistics điêu đứng. Trong thời gian tới khi áp dụng thu phí bảo trì đường bộ, dự báo tình hình hoạt động của nhiều DN vận tải hàng hóa sẽ còn bi đát hơn.

 

Điêu đứng vì phí giao thông

Phí giao thông cầu đường ảnh hưởng lớn đến giá cước vận tải. Ảnh: Trần Phan

Phí cầu đường chiếm gần 20% giá cước

Ngày 9.5, tại Hội thảo phí giao thông đường bộ - thuận lợi và khó khăn của DN đã cho thấy một bức tranh ảm đạm trong hoạt động vận tải hàng hóa, dịch vụ logistics của các DN hiện nay. Theo luật sư Thái Văn Chung - Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM - phí giao thông đường bộ đang là một gánh nặng đối với các DN vận tải, chi phí giao thông đang chiếm một tỉ lệ trên 10% trong tổng số chi phí của DN. Cùng với các chi phí khác như lãi suất vay ngân hàng, giá xăng dầu, vỏ lốp... cũng tăng quá cao thì gần như nhiều DN vận tải đang kinh doanh không có lợi nhuận, không ít DN đã bán xe vì lợi nhuận không đảm bảo duy trì và tái đầu tư cho DN.

Việc có rất nhiều trạm thu phí cầu đường bộ gần nhau trên một cung đường (từ TPHCM đi Cần Thơ qua 5 trạm thu phí đường; TPHCM đi Bình Dương - Bình Phước qua 3 trạm thu phí...) cũng làm DN bức xúc, vì nếu sắp tới thu thêm phí bảo trì đường bộ thì xảy ra tình trạng phí chồng phí. Ông Lê Thành Thao - DN vận tải Quang Châu - nêu: “Từ cảng Cát Lái - TPHCM đi Cần Thơ với giá cước khoảng 7 triệu đồng/chuyến hàng, trong đó chi phí giao thông đường bộ đã 1.350.000 đồng, tức chiếm đến 19% tổng giá cước một chuyến hàng. Nếu tính đúng, tính đủ cả khấu hao tài sản, lãi suất ngân hàng thì doanh nghiệp vận tải đang chịu lỗ”.

Còn theo ông Ngô Trọng Hiền - DN vận tải Tấn Hưng – giá cước vận tải được tính vào giá thành sản phẩm và cuối cùng người tiêu dùng chịu đủ. Tuy nhiên, trong tình hình DN sản xuất trì trệ, hàng hóa ế ẩm, nhiều DN sản xuất kinh doanh hàng hóa đều tìm cách giảm chi phí, trong đó có giá cước vận tải để giảm giá bán hàng hóa với mục tiêu xả hàng, nên DN vận tải không dễ gì tăng giá cước. “Bây giờ chúng tôi đành hoạt động cầm chừng, bởi nếu tăng giá sẽ mất khách hàng đã gắn bó với mình suốt 11 năm qua” – ông Hiền chia sẻ.

Nguy cơ doanh nghiệp vận tải chết vì phí đường bộ

Liên quan đến phí bảo trì đường bộ (dự kiến thu từ 1.1.2013), hầu hết các DN vận tải không đồng tình với cách thu qua đầu phương tiện theo kỳ đăng kiểm cũng như mức thu được một số bộ liên quan dự thảo. Luật sư Thái Văn Chung - Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hoá TPHCM - nhận định, đây là điều khó khăn lớn cho các DN vận tải sắp tới, vì thu phí theo kỳ đăng kiểm phương tiện (3, 6 tháng hoặc 1, 2 năm tùy phương tiện) thì DN phải cần thêm một số vốn lưu động không nhỏ khi đưa phương tiện đi đăng kiểm, trung bình phải ứng trước khoảng 10 triệu đồng/phương tiện đầu kéo và một sơmi rơmoóc cho một chu kỳ đăng kiểm 6 tháng. Tình trạng này buộc DN phải đi vay tiền để đóng phí và trả lãi hai lần cho phương tiện hoạt động (vay để đầu tư phương tiện và vay nộp phí bảo trì đường bộ).

Cũng theo Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM, một số quy định về thu phí bảo trì đường bộ chưa hợp lý. Cụ thể, việc thu qua đầu phương tiện, trong khi thực tế có nhiều trường hợp xe bị hư hỏng không hoạt động thời gian dài, xe gây tai nạn bị tạm giữ, xe vận chuyển nội bộ trong cảng (tức không tham gia vận tải trên các tuyến đường) nhưng vẫn bị thu phí. Thêm vào đó, quy định vừa thu phí đối với phương tiện đầu kéo vừa thu đối với rơmoóc, sơmi rơmoóc càng vô lý, bởi vì một tổ hợp đầu kéo phải có đầu kéo và rơmoóc mới hoạt động kinh doanh vận tải được.

Trong khi đó, ông Trần Huy Hiền - Tổng Thư ký Hiệp hội Giao nhận kho vận VN - cho biết thêm, một khi chi phí vận tải đường bộ tăng sẽ tác động rất lớn đối với ngành kinh doanh logistics, do thực tế chi phí vận tải đường bộ chiếm đếm 50-60% chi phí logistics. Tổng chi phí logistics của VN khá cao - ước khoảng 25% GDP - do vậy điều này ảnh hưởng đến cạnh tranh quốc gia, vì logistics cao khiến giá thành sản phẩm cao theo, từ đó làm cho tính cạnh tranh trong khu vực và thế giới giảm.

Tiến sĩ Trần Du Lịch - Phó trưởng đoàn chuyên trách, Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM - phát biểu tại hội thảo: Kiến nghị xem lại tính hợp pháp của quy định Quỹ Bảo trì đường bộ
Theo khoản 2, Điều 49 Luật Giao thông đường bộ quy định, Quỹ Bảo trì đường bộ được hình thành từ các nguồn sau đây: Ngân sách nhà nước phân bổ hằng năm; các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tại Nghị định 18/2012 ngày 13.3.2012 thì nguồn hình thành Quỹ Bảo trì đường bộ từ ngoài 2 nguồn như Luật Giao thông đường bộ quy định, thì lại còn thêm quy định phí sử dụng đường bộ được thu hằng năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm: Xe ôtô, máy kéo; rơmoóc, sơmi rơmoóc được kéo bởi ôtô, máy kéo. Vậy quy định này đẻ ra thêm có ngoài Luật Giao thông đường bộ không? Trong phiên họp Quốc hội sắp tới, tôi sẽ kiến nghị Quốc hội xem xét làm rõ tính hợp pháp của nghị định về Quỹ Bảo trì đường bộ. Tôi cho rằng, phí bảo trì đường bộ là một loại thuế tài sản đánh vào xe cơ giới. Do vậy, trong năm 2012, theo tôi không nên thu thêm các khoản phí giao thông khác.

 

                                                  Theo LaoDong

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục