Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

(HBĐT) - Hiện nay, dưa bở, bí đỏ là những loại cây trồng chủ lực của xã Sào Báy (Kim Bôi). Trong vụ xuân - hè năm nay, toàn xã đã trồng được trên dưới 95 ha hoa màu, trong đó, 40 ha trồng dưa bở, 39 ha trồng bí đỏ, diện tích còn lại trồng các loại rau màu khác. Cây dưa bở được đánh giá là cây mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân. Đầu vụ, bà con nông dân xã Sào Báy bán dưa bở được giá cao cho các thương nhân từ 10- 12 nghìn đồng/kg. Nhưng đến giờ, giá bán chỉ dao động từ 5- 8.000 đồng/kg. Theo tính toán của bà con trồng dưa bở, năng suất năm nay cũng vẫn cao ước đạt từ 20- 25 tấn/1ha. Trừ chi phí, người trồng dưa vẫn có lãi hơn so với canh tác lúa trên cùng một đơn vị diện tích.

 

Ông Bùi Minh Chiến - Phó chủ tịch UBND xã Sào Báy cho biết: “Cây dưa bở phù hợp với khí hậu và đồng đất nơi đây, trở thành cây kinh tế mũi nhọn giúp nhiều hộ dân trong thôn xóm thoát nghèo. Nếu trồng 1ha cây dưa bở, trừ chi phí, bà con nông dân thu về hơn 100 triệu đồng mỗi năm. Theo nhận định của bà con trồng dưa bở tại các xóm: Nà Bờ, Đồi Bồi và xóm Báy, cây dưa bở là loại cây dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi này. Mặt khác, vốn đầu tư ít, kỹ thuật chăm sóc lại khá đơn giản nên nhanh chóng tạo được sức hút đối với nhiều hộ dân. Sau một thời gian trồng và chăm sóc, cây phát triển tốt, bắt đầu cho thu hoạch từ tháng thứ 3. Đặc biệt, là loại cây ít khi bị sâu bệnh nên sản phẩm bán ra thị trường đảm bảo an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng. Ngoài ra, cây dưa bở có nhiều lợi thế cho người nông dân vì giống không phải mua mà chỉ cần chọn quả chín già bổ lấy hạt phơi khô, bảo quản kỹ là hoàn toàn có thể chủ động ươm trồng. Ngoài giá trị về kinh tế, cây dưa bở còn có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, song lại là một vị thuốc sử dụng chữa trị được nhiều bệnh trong những ngày hè. Nhờ trồng dưa bở mà trong thôn, xóm, nhiều hộ đã dư giả, có đồng ra, đồng vào, thoát nghèo và vươn lên làm giàu.          

 

Theo thống kê hiện nay tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm xuống còn 34,8 %, thu nhập bình quân năm 2012 ước đạt 10 triệu đồng/người/năm. Cuộc sống của người dân từng bước được nâng lên. Điển hình như gia đình Chị Bùi Thị Nhị ở xóm Nà Bờ trồng 2.000 m2  dưa bở cũng đã thấy lợi ích kinh tế. Sau 3- 3,5 tháng là cho thu hoạch quả, trừ chi phí, chị Nhị thu về trên dưới 20 triệu đồng. Cũng như gia đình chị Nhị, gia đình ông Bùi Văn Hượng cũng ở xóm Nà Bờ đã chuyển diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng dưa bở với diện tích 5.000 m2. Theo nhẩm tính của ông Hượng, nếu cùng đầu tư 1ha cho dưa hấu phải mất 50 triệu đồng, còn đầu tư dưa bở hết chỉ khoảng 15 triệu đồng mà hiệu quả thu về lại cao. Chính vì thế, 5 năm nay, ông chỉ cấy 1 vụ lúa, còn vụ xuân- hè ông trồng dưa bở. Nhờ biết tính toán mà ông cũng đã thoát nghèo, sắm sửa đầy đủ tiện nghi sinh hoạt trong gia đình.

       

Không chỉ có gia đình chị Nhị, ông Hượng trồng dưa bở mà hầu hết bà con thôn xóm của xã Sào Báy trồng dưa bở. Dọc tuyến tỉnh lộ 12B trải dài trên khắp cánh đồng từ Sơn Thủy, Vĩnh Đồng, Vĩnh Tiến, Nam Thượng, Sào Báy phủ một màu xanh mướt của dưa bở. Dưới ruộng, bà con đang thu hoạch, còn trên đường, thương lái đang mua những trái dưa bơ căng tròn, sọc vàng xen lẫn sọc xanh đem đi tiêu thụ.

      

Hiệu quả từ cây dưa bở mang lại đã rõ, nhưng điều quan tâm hầu hết của bà con là đầu ra của sản phẩm. Hiện nay, chưa có một doanh nghiệp nào hợp đồng tiêu thụ dưa bở cho nông dân. Việc thu hái diễn ra chóng vánh, trong vài ba tuần, vấn đề đầu ra hoàn toàn do người trồng chủ động. Để mô hình được nhân rộng và phát triển, ổn định cuộc sống người dân thì cần quan tâm hơn đến đầu ra của sản phẩm. Có như thế, người dân mới yên tâm sản xuất và để cây dưa bở dần trở thành thương hiệu được người tiêu dùng biết đến.

 

 

 

                                                             Phạm Đình Thủy

                                                   (Trung tâm khuyến nông)

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục