Nhân dân xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) tích cực làm vệ sinh môi trường khu vực tập trung đông dân cư. Ảnh: P.V

Nhân dân xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) tích cực làm vệ sinh môi trường khu vực tập trung đông dân cư. Ảnh: P.V

(HBĐT) - Ở xã Ngổ Luông (Tân Lạc), mọi hành vi làm tổn hại, gây ô nhiễm môi trường tại cộng đồng dân cư được phát hiện kịp thời và bị xử phạt nghiêm khắc. Thêm vào đó, công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định thường xuyên được tăng cường. Nhờ vậy, ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển tài nguyên rừng trong nhân dân chuyển biến rõ rệt.

 

Cách làm này đang được các thôn, xóm ở xã Ngổ Luông áp dụng thực hiện từ năm 2011. Trong quy ước, hương ước do các thôn, xóm lập nên nêu rõ những hành vi bị nghiêm cấm như: đổ rác bừa bãi, không giữ gìn môi trường sống xung quanh, chuồng trại, nhà tiêu không đảm bảo vệ sinh... Theo đó, kêu gọi cộng đồng dân cư cùng hành động để giữ gìn, bảo vệ môi trường sống, không vi phạm những quy định có trong hương ước đặt ra.

 

Trong số 6 thôn, xóm của xã, Luông Dưới là xóm điển hình nhất về công tác bảo vệ môi trường. ông Bùi Văn Thiệp, trưởng xóm cho biết: là điểm xóm trung tâm, công tác này luôn được bà con trong KDC hưởng ứng tích cực, nhất là từ khi công tác bảo vệ môi trường được bổ sung vào hương ước, bà con trong xóm nhắc nhở nhau cùng thực hiện. Cụ thể là giữ gìn vệ sinh trong nhà, ngoài xóm, không vứt rác bừa bãi ở các khu vực bờ rào, đường đi, lối lại làm ảnh hưởng mỹ quan. Tình trạng nuôi nhốt trâu, bò, làm chuồng trại không đảm bảo quy cách gần nơi ở không còn tái diễn.

 

Năm 2011, xã được bố trí 6 thùng đựng rác thải tại các điểm trường học, UBND xã và khu có đông hộ dân tập trung. Vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt bằng đốt cũng được nhân dân trong xã tự giác thực hiện. Đến nay, ngoài gắn nội dung bảo vệ môi trường với các quy ước, hương ước thôn, xóm, xã còn triển khai tuyên truyền, hướng dẫn và làm thành văn bản để các hộ dân ký cam kết. Hàng năm, 100% hộ đều thực hiện ký cam kết bảo vệ môi trường.

 

Dựa trên quy ước, hương ước, các thôn, xóm đã áp dụng quy định mức xử phạt hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. Đến nay, hàng chục cá nhân, hộ gia đình vi phạm các điều nghiêm cấm trong quy ước, hương ước đã bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền. Đơn cử trường hợp đặt chuồng trâu gần nơi ở bị phạt tiền tối đa 500.000 đồng, chuồng gà gần nơi ở phạt tiền 80.000 đồng, hộ gia đình xây dựng hố tiêu không hợp vệ sinh phạt tiền 150.000 đồng, môi trường xung quanh nơi ở không sạch sẽ, hộ đó bị phạt tiền mức từ 100.000 - 120.000 đồng. Qua thống kê ở cả 6 xóm đều có trường hợp vi phạm và bị xử phạt, tổng số tiền phạt vi phạm hiện nay trên 8,6 triệu đồng.

 

Theo anh Bùi Văn Liền, cán bộ địa chính của xã, điều đáng mừng là bằng việc gắn quy ước, hương ước, xử phạt nghiêm theo quy định do chính thôn, xóm đề ra, số vụ vi phạm Luật Bảo vệ môi trường giảm đi đáng kể và gần đây, hầu như không còn xảy ra các hành vi này nữa. Cũng từ đó, ý thức trách nhiệm của hộ dân nhiều chuyển biến, môi trường địa bàn các KDC ngày càng xanh - sạch - đẹp. Toàn xã hiện có khoảng 70% số hộ có công trình nhà tiêu hợp vệ sinh, 90% hộ dân được sử dụng nguồn nước sạch. Công tác bảo vệ, phát triển vốn rừng huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng. Năm 2011, xã được UBND huyện tặng lá cờ đầu trong công tác bảo vệ, phát triển rừng.

 

Mô hình bảo vệ môi trường bằng quy ước, hương ước thôn, xóm của xã được đánh giá cao về tính thiết thực, hiệu quả, được huyện Tân Lạc nhân rộng trước mắt tại địa bàn xã Phú Cường trong thời gian tới.

 

 

 

                                                             Bùi Minh

 

Các tin khác


"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng từ thị trường tỷ dân

Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.

Huyện Mai Châu: Lấy ý kiến của Nhân dân về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

(HBĐT) - Ngày 16/3, UB MTTQ huyện Mai Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Nhân dân xã Tân Thành, Sơn Thủy về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Dự hội nghị có đại diện MTTQ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và hơn 300 hộ dân của 4 xóm thuộc xã Tân Thành, đại diện xã Sơn Thủy.

Huyện Lạc Sơn gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn

(HBĐT) - Ngày 17/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. 

Hội Liên hiệp phụ nữ tp Hòa Bình: Đề án 939 đồng hành cùng phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Nhờ các chương trình hỗ trợ của Đề án 939 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ.

Tổng nguồn vốn huy động đạt gần 40.600 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đến cuối tháng 2/2023 của các tổ chức tín dụng đạt gần 40.600 tỷ đồng, tăng 0,9% so với đầu năm, trong đó, vốn huy động từ tổ chức và dân cư đạt khoảng 30.500 tỷ đồng, tăng 1,3%, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 72,5%/vốn huy động. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục