Công ty Pacific 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm từ nông nghiệp bình quân 150 tấn/tháng sang Nhật Bản. Công ty tạo việc làm ổn định cho trên 360 công nhân với mức thu nhập bình quân gần 2,2 triệu đồng/người/tháng.

Công ty Pacific 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm từ nông nghiệp bình quân 150 tấn/tháng sang Nhật Bản. Công ty tạo việc làm ổn định cho trên 360 công nhân với mức thu nhập bình quân gần 2,2 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực, trong những năm qua, tỉnh ta luôn quan tâm, chỉ đạo việc gắn kết, lồng ghép thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH với chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực.

 

Nhằm nâng cao hiệu quả, thuận lợi cho quá trình hội nhập và hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, các cơ  quan, ban, ngành đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính; ban hành các chính sách nhằm khuyến khích đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi góp phần nâng cao hiệu quả của việc hội nhập và hợp tác kinh tế của tỉnh. Đến nay, nhiều cơ chế, chính sách của tỉnh đã được triển khai thực hiện và mang lại hiệu quả tích cực cho công tác thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh như: quy định về quản lý và khuyến khích đầu tư tại tỉnh Hòa Bình; quy định cơ chế, chính sách ưu đãi với các chủ đầu tư, quy chế quản lý sử dụng, khai thác và các đối tượng, điều kiện được mua, thuê, mua nhà ở thu nhập thấp tại khu vực đô thị; quy chế bán đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh; quy chế phối hợp liên ngành trong quản lý lao động là người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh  

Sau 10 năm (2001 - 2011) thực hiện hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế, kinh tế của tỉnh ta đã từng bước được nâng cao và đạt mức tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Kinh tế phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân đạt 8% giai đoạn 2001 - 2005 và đạt 12% giai đoạn 2006 - 2010. Thu NSNN của tỉnh đạt mức tăng trưởng khá qua các năm. Giai đoạn 2001-2005 bình quân mỗi năm thu 192 tỷ đồng, giai đoạn 2006 - 2010 đạt bình quân mỗi năm 313 tỷ đồng. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Giai đoạn 2001  2005, kim ngạch xuất khẩu bình quân mỗi năm đạt 62,18 triệu USD, giai đoạn 2006 - 2010 đạt bình quân 218.2 triệu USD. Hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại được quan tâm, đầu tư. Nhiều sản phẩm công nghiệp của tỉnh đã khẳng định được vị trí trên thị trường trong và ngoài nước.  

Ngành CN-TTCN được chú trọng phát triển và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Hoạt động thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng đạt hiệu quả cao. Đến nay đã có 23 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh với tổng số vốn đăng ký đầu tư 225,2 triệu USD. Trên địa bàn toàn tỉnh đã quy hoạch và xây dựng 8 KCN và 16 cụm công nghiệp. Đến nay đã có 46 dự án đầu tư trong các khu, cụm công nghiệp của tỉnh, nhiều dự án đã đi vào SX-KD góp phần tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao động.  

Hoạt động xúc tiến đầu tư ngày càng được quan tâm và triển khai có hiệu quả, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh quảng bá thương hiệu, sản phẩm có đầy đủ các thông tin cần thiết để tìm cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh. Hội nhập kinh tế quốc tế và hợp tác kinh tế đã mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được tiếp thu những kỹ thuật, KHCN mới góp phần nâng cao giá trị, chất lượng, sức cạnh tranh cho sản phẩm.  

Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản thường xuyên được quan tâm, đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng; các tiến bộ khoa học được áp dụng trong sản xuất nhằm từng bước phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và có khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh.  

Sau 10 năm thực hiện, việc mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và hợp tác kinh tế trên các lĩnh vực của cả nước nói chung và tỉnh ta nói riêng đã có tác động không nhỏ tới phát triển KT-XH của tỉnh; góp phần mang lại nhiều cơ hội cho tỉnh trong thu hút đầu tư, phát triển SX-KD, thúc đẩy hoạt động thương mại...  

Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương hội nhập và hợp tác kinh tế trên các lĩnh vực của tỉnh còn có những khó khăn. Do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, tỷ lệ sản xuất hàng hóa chưa cao, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản còn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, vị trí địa lý không thuận lợi cho các hoạt động giao lưu thương mại quốc tế nên tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,  hợp tác kinh tế chưa thực sự có tác động mạnh mẽ, rộng khắp trên các lĩnh vực.  

Tỉnh đã đưa ra định hướng bước đi trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2011 - 2015 tập trung vào thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH, đồng thời tăng cường hơn nữa các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập và hợp tác kinh tế; tăng cường thu hút vốn đầu tư, mở rộng các hoạt động giao lưu, hợp tác thương mại với các địa phương trong nước và quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm; từng bước tiếp tục thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh cho nền kinh tế của tỉnh. Phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế gắn với thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, bảo đảm AN-QP và TTXH. 

 

                                                                            Đinh Thắng 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục