Trong lúc các loại gạo thường, nhất là gạo giống IR50404 giảm giá khá mạnh so với năm 2011 do bị gạo của các nước như Myanmar, Pakistan, nhất là Ấn Độ cạnh tranh gay gắt, không chỉ bà con trồng lúa khó bán mà cả doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo Việt Nam (VN) cũng bị nhà nhập khẩu nước ngoài ép giá.

 

Ngược lại, bà con nào trồng lúa chất lượng cao, đặc biệt là lúa thơm như Jasmine… lại được tiêu thụ khá dễ dàng trên thị trường thế giới. Bởi so với gạo thơm Thái Lan như Khao Dawk Mali (KDM), do Chính phủ Thái Lan áp dụng chính sách trợ giá lúa đẩy giá gạo thơm Thái Lan lên cao, vô tình tạo lợi thế gạo thơm VN trên thị trường thế giới nhờ giá mềm hơn.

Với tốc độ xuất khẩu gạo thơm các loại tăng trưởng khá mạnh những năm qua nên Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) muốn đưa con số xuất khẩu gạo thơm năm 2012 lên 600.000 tấn. Con số này năm 2011 là 460.000 tấn và năm 2010 là 216.000 tấn. Gần 6 tháng đầu năm nay, các DN đã ký hợp đồng gần 350.000 tấn gạo thơm các loại. Tuy nhiên, đang có hiện tượng, dù không là phổ biến, do giá gạo thường giảm xuống nên đã có tình trạng thương lái trộn chung với gạo thơm để tăng thêm lợi nhuận.

Trước tình trạng này, DN xuất khẩu chưa có kinh nghiệm hoặc do chủ quan, khi mua gạo để xuất khẩu bị khách hàng phản ứng. Đây cũng là nguyên nhân làm cho nhà nhập khẩu khác lợi dụng tình huống này để ép DNVN phải giảm giá bán so với giá đã ký trước, nhất là khi giá gạo thơm có phần sụt giảm trên thế giới. Hiện có khoảng 48.000 tấn gạo thơm bị hủy hợp đồng, chưa kể tình trạng bị làm khó dễ khi đến cảng nước nhập khẩu với những lý do như chưa đảm bảo chất lượng… 

Tuy nhiên, còn một hiện tượng khác, đó là một số nhà nhập khẩu Trung Quốc “xúi” DNVN phối trộn gạo thường vào gạo thơm trước khi xuất khẩu. Việc làm này, theo VFA, DNVN có thể lời hơn 30%, nhưng đó chỉ là cái lợi trước mắt, về lâu dài, điều này rất nguy hiểm. Một khi người tiêu dùng nước nhập khẩu mất lòng tin vào hạt gạo thơm VN, sẽ không mua nữa thì bao công lao nghiên cứu, xâm nhập vào 2 thị trường Hongkong và Đài Loan (Trung Quốc) trở thành công cốc.

Gạo thơm VN những năm qua dần dần có chỗ đứng và lấn dần thị phần hạt gạo thơm của Thái Lan ở 2 thị trường này. Nếu điều này xảy ra sẽ là gây thảm họa lớn, làm cho gạo thơm VN có thể sẽ “hết thơm” với khách hàng nước ngoài. Đây mới là điều lo ngại thật sự nếu những việc kinh doanh đó không được kịp thời chấn chỉnh.

 

                                                                    Theo SGGP

 

Các tin khác


Tạo sinh kế để người dân bảo vệ rừng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục