Trong xây dựng NTM, TPHB tập trung vào nhóm tiêu chí kinh tế nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. ảnh: Nông dân xã Sủ Ngòi (TPHB) trồng đa dạng các loại rau sạch phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn.

Trong xây dựng NTM, TPHB tập trung vào nhóm tiêu chí kinh tế nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. ảnh: Nông dân xã Sủ Ngòi (TPHB) trồng đa dạng các loại rau sạch phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn.

(HBĐT) - Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chương trình xây dựng NTM, tăng thu nhập cho người nông dân, đồng thời tạo cơ hội cho phát triển SX định hướng thị trường, tập trung, quy mô lớn, trong đó, chú trọng lựa chọn những giống cây, con phù hợp trên cơ sở ứng dụng tiến bộ KH -KT vào SX, thâm canh, tăng vụ, là những nhân tố có ý nghĩa quyết định trong nâng cao năng lực SX của nông dân. Hiệu quả từ mô hình trồng cây vụ đông xã Phong Phú (Tân Lạc) bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển SX chương trình xây dựng NTM năm 2011 mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

 

Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển SX, BQL NTM xã Phong Phú phối hợp Trạm KNKL thực hiện mô hình trồng cây vụ đông tại xã nhằm xác định hiệu quả kinh tế trong SX các giống cây vụ đông, từ đó rút ra  bài học kinh nghiệm cho phát triển SX, công tác xây dựng NTM.

 

Trạm đã cử cán bộ kỹ thuật cùng phối hợp với cán bộ khuyến nông xã thống nhất với UBND xã, các xóm họp dân lựa chọn hộ tham gia mô hình và thống nhất danh sách các hộ tham gia mô hình. Kết quả có 25 hộ tham gia mô hình với 3 loại cây trồng chính là bắp cải, su hào và khoai tây.

 

Kinh phí Nhà nước hỗ trợ theo định mức của chương trình NTM để nông dân có điều kiện tiếp cận với kỹ thuật mới và có thể áp dụng vào quá trình SX. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 100% giống, phân bón, thuốc BVTV và tổ chức tập huấn kỹ thuật, nhân dân đóng góp phân chuồng.

 

Sau 3 tháng thực hiện, cây cải bắp, su hào đã cho thu hoạch hết trong tháng 2/2012, năng suất ước đạt 35 tạ /ha. Cây khoai tây thu hoạch hết trong tháng 3/2012, năng suất ước đạt từ 10-12 tấn /ha. Theo tính toán của bà con nông dân, với giá bán bắp cải, su hào 8.000 đồng /kg, khoai tây 10.000 đồng /kg, việc trồng rau  vụ đông cho thu nhập gấp 8 - 10 lần so với cây lúa.

 

Theo đánh giá của cán bộ Trạm KNKL, nhờ có sự quan tâm và hỗ trợ tích cực của BQL chương trình NTM xã, sự phối hợp tích cực của các ban, ngành, đoàn thể đã đem lại kết quả tốt cho mô hình. Các hộ tham gia mô hình về cơ bản đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng, bón phân và chăm sóc. Các giống cây đưa vào trồng trong mô hình phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, trình độ canh tác của người nông dân. Mô hình cơ bản đạt được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, đáp ứng được nhu cầu thâm canh, tăng vụ trong giai đoạn hiện nay, từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người SX.

 

Từ hiệu quả của mô hình, ông Bùi Văn Nhỏ, Trưởng phòng NN &PTNT huyện Tân Lạc cho rằng, UBND các xã, thị trấn cần xác định sát và đúng nhu cầu SX của người dân, định hướng của từng nơi để từ đó lập kế hoạch nói chung, triển khai thực hiện các mô hình phát triển SX từ nguồn vốn NTM sao cho hiệu quả. BCĐ chương trình xây dựng NTM các cấp cần phối hợp với Trạm KNKL trong đấu thầu thực hiện các mô hình, hoạt động hỗ trợ SX cho nông dân.

 

 

                                                                  Hải Linh

 

Các tin khác


Tạo sinh kế để người dân bảo vệ rừng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục