Công ty CP Sơn Thủy sản xuất chế biến đồ gỗ xuất khẩu hoạt động ổn định tại cụm công nghiệp Dân Hòa- Kỳ Sơn.

Công ty CP Sơn Thủy sản xuất chế biến đồ gỗ xuất khẩu hoạt động ổn định tại cụm công nghiệp Dân Hòa- Kỳ Sơn.

HBĐT) - Đánh giá Nghị quyết số 05/NQ-HU của Huyện ủy Kỳ Sơn về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp”, đồng chí Đinh Văn Hùng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Kỳ Sơn cho biết: Việc phát triển công nghiệp, TTCN đã bước đầu khai thác được tiềm năng, lợi thế, tạo ra chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế bền vững ở Kỳ Sơn.

 

Trên cơ sở định hướng của tỉnh, huyện Kỳ Sơn đã đề ra những nội dung, giải pháp thực hiện đề án phát triển CN-TTCN giai đoạn 2006-2010, trong đó tập trung rà soát, hoàn thiện quy hoạch ngành CN-TTCN, xây dựng kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn làm cơ sở để đầu tư hạ tầng và thu hút đầu tư. Trên địa bàn huyện hiện có 2 KCN tại Yên Quang và Mông Hóa đã được quy hoạch và công bố quy hoạch. Ngoài ra còn có các điểm, cụm công nghiệp tại Mông Hóa, Dân Hòa, Phú Minh, Yên Quang được quy hoạch để thu hút đầu với số vốn trên 20 tỷ đồng, trong đó có 7 doanh nghiệp đã hoàn tất các thủ tục đầu tư và đi vào hoạt động, tập trung vào các ngành nghề chế biến lương thực, ép ván, đúc thép, sản xuất gạch ngói…Cụm công nghiệp Dân Hòa có 9 doanh nghiệp đầu tư, trong đó có 4 doanh nghiệp di vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụm công nghiệp Trung Mường ( Yên Quang) quy mô 30 ha đang được hợp tác xã Thành Công chuẩn bị đầu tư xây dựng hạ tầng. Huyện Kỳ Sơn triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển CN-TTCN. Trên địa bàn hiện có 90 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 35 doanh nghiệp hoạt động trong các điểm, cụm công nghiệp; 39 hợp tác xã, 1720 hộ sản xuất kinh doanh CN-TTCN. Hầu hết các lĩnh vực ngành nghề hoạt động của các doanh nghiệp, có sở sản xuất CN-TTCN đều khai thác những tiềm năng, thế mạnh của huyện là chế biến nông lâm sản, khoán sản, vật liệu xây dựng, các ngành nghề sản xuất tăm mành, chổi chít xuất khẩu. Đánh giá của huyện cho thấy, các dự án, cơ sở sản xuất CN-TTCN đi vào hoạt động đều sản xuất kinh - doanh khá hiệu quả, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước và tích cực giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương. Các cơ sở chế biến nông lâm sản như Công ty CP Sơn Thủy, Công ty Thành An, Công ty Thành Đạt VT chuyên sơ chế và chế biến nông sản tận dụng được nguồn nguyên liệu của địa phương và các tỉnh vùng Tây Bắc, hằng năm nộp ngân sách từ 1-3 tỷ đồng/cơ sở. Riêng ngành nghề sản xuất chổi chít xuất khẩu với sản lượng bình quân 15 triệu chiếc/năm đã tạo việc làm khá ổn định cho hàng nghìn lao động địa phương. Bình quân thu nhập của người lao động trong lĩnh vực CN-TTCN của huyện đạt từ 1,5-3 triệu đồng/người/tháng. Sản xuất CN-TTCN đã tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực cho huyện Kỳ Sơn. Nếu như năm 2006, tỷ trọng công nghiệp của huyện là 32% thì đến năm 2010 đạt 38,2%. Giá trị sản xuất đạt 220 tỷ đồng. Kỳ Sơn là huyện có số thu ngân sách khá lớn chỉ đứng sau TP Hòa Bình và Lương Sơn.

 

Trong định hướng phát triển CN-TTCN, huyện Kỳ Sơn đặt mục tiêu đến năm 2015, tăng trưởng bình quân của ngành đạt 22% trở lên, tổng giá trị sản xuất đạt 1.000 tỷ đồng, tỷ trọng công nghiệp- xây dựng chiếm 82,7% trong cơ cấu kinh tế. Huyện Kỳ Sơn đang triển khai những giải pháp cải thiện môi trường đầu tư vào các điểm, cụm, KCN ưu tiên các ngành công nghiệp chế biến nông sản và các ngành nghề mới có lợi thế và giá trị gia tăng và sức cạnh tranh trên thị trường, tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương, chú trọng chuyển đổi, đào tạo chuyển đổi ngành nghề cho nông dân…xây dựng Kỳ Sơn trở thành vùng động lực kinh tế của tỉnh.

                                                                                       

 

                                                         Lê Chung

 

 

Các tin khác


Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục