Thực hiện cam kết với Bộ Tài chính về cắt giảm chi phí trong năm 2012, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đồng loạt cắt giảm lương của người lao động từ 5%-30%, khiến người lao động thêm khó khăn.

Tập đoàn Nhà nước đồng loạt cắt giảm lương

Cuộc sống của nhiều người lao động trong ngành điện bị ảnh hưởng do cắt giảm lương.

Giảm lương người lao động

Trao đổi với PV, đại diện một số đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Công nghiệp than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) xác nhận việc cắt giảm lương của người lao động đã được thực hiện từ vài tháng qua.

Tại một số đơn vị thuộc EVN, mức cắt giảm lương phổ biến trên 10%, còn tại Tổng Cty Điện lực miền Bắc không ít cán bộ công nhân viên bị cắt giảm lương ở mức gần 30%.

Nhiều vị trí lao động sau khi bị giảm lương còn được 5 - 6 triệu đồng/tháng, đã bao gồm tất cả các khoản.

Một cán bộ Tổng công ty Điện lực Hà Nội, cho biết: Lương của cán bộ công nhân viên tạm thời vẫn được đảm bảo, nhưng một số khoản phụ cấp ở một vài bộ phận có bị điều chỉnh.

Việc giảm phụ cấp một phần do đơn vị phải tiếp nhận thêm người từ EVN Telecom chuyển sang nên "miếng bánh lương" sẽ phải chia nhiều phần hơn.

Trước thu nhập của tôi ở mức trên 8 triệu đồng/tháng, từ sau Tết đến nay, tiền lương bị giảm xuống còn dưới 6 triệu đồng. Lương cả hai vợ chồng cộng lại hơn 10 triệu/tháng, phải rất chắt bóp mới đủ chi tiêu".

Tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), nơi có mức thu nhập bình quân cao hơn nhiều so với các ngành khác, việc cắt giảm lương của người lao động đã thực hiện từ vài tháng qua.

Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, ông Phùng Đình Thực xác nhận trong kế hoạch tiết giảm chi phí, PVN đã yêu cầu tất cả các đơn vị trong ngành thực hiện cắt giảm quỹ lương nhân viên chung của tất cả các đơn vị trong tập đoàn từ 5%- 10%.

"Việc đưa ra chính sách này cũng khiến một số đơn vị kêu vì giảm lương thì một số chuyên gia giỏi sẽ đầu quân sang đơn vị khác.

Để giải quyết vấn đề này, PVN có chủ trương với những người có trình độ cao vẫn phải có cơ chế trả thu nhập xứng đáng, còn các vị trí khác sẽ điều chỉnh cho phù hợp với việc cắt giảm quỹ lương chung 5 - 10%"- ông Thực nói.

Một lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong cam kết tiết kiệm chi phí sản xuất, kinh doanh với mục tiêu đạt 1.800 tỷ đồng trong năm 2012, có phần cắt giảm 5% các khoản chi phí và chi tiêu với số tiền tương ứng 160 tỷ đồng; giảm thêm 0,2% tỷ lệ điện tự dùng trong sản xuất, truyền tải và phân phối điện từ 9,5% xuống còn 9,3%.

Đặc biệt, việc cắt giảm chi phí lớn nhất là tiết kiệm 1% sản lượng điện tiêu dùng trong xã hội với số tiền tương ứng khoảng 1.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này từ chối bình luận về việc tiết giảm lương của người lao động.

Lãnh đạo nên tự giảm lương

Trao đổi với PV, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, việc các tập đoàn dùng chủ trương tiết giảm chi phí để giảm lương người lao động là sai. Vì chủ trương cam kết giảm chi phí của Chính phủ cũng nói rõ là không được giảm tiền lương của người lao động.

Tiền lương phải tương ứng với trách nhiệm của người đứng đầu. Ở ta khi thưởng thì người đứng đầu các tập đoàn luôn cao nhất, còn khi có việc gì thì không có ai sẵn sàng đứng ra đầu tiên để tự cắt giảm lương của mình".

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

"Điều cơ bản trong cắt giảm chi phí là nhằm giúp các đơn vị cải thiện việc quản lý, hệ thống sao cho năng suất hơn, giúp tiết kiệm chi phí, hạn chế lãng phí. Cắt giảm lương của người lao động là cái dễ nhất trong khi các chi phí, tốn kém khác có thể không bị động đến"- bà Lan nói.

Theo bà Lan, trước hết phải xem cơ cấu tiền lương của người lao động chiếm bao nhiêu phần trăm chi phí của các tập đoàn, tổng công ty. Nếu chiếm phần rất lớn thì phải so sánh tương quan với năng suất.

Như với ngành điện, các chuyên gia cũng chỉ rõ cùng một sản lượng điện như vậy nhưng ở các nước, tỷ suất người lao động thấp hơn ở Việt Nam rất nhiều.

Đây là sự lãng phí nguồn nhân lực và điều này khiến chi phí của doanh nghiệp bị đội lên nhiều. Việc cắt giảm lương khi đơn vị khó khăn là cần thiết, nhưng cần bắt đầu từ lãnh đạo đơn vị.

"Bộ Tài chính phải giám sát các đơn vị có cắt giảm đúng ở những khâu cần cắt giảm không. Như vậy hiệu quả của chủ trương cắt giảm chi phí, nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm mới đạt được", bà Lan nói.

 

                                                          Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục