Người dân xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) chăm sóc rừng trồng trên diện tích đất được giao.

Người dân xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) chăm sóc rừng trồng trên diện tích đất được giao.

(HBĐT) - Thực hiện NĐ 200/ 2004/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh (LTQD) với những mục tiêu chính: rà soát, thu hồi lại các diện tích rừng và đất lâm nghiệp do các lâm trường quản lý, sử dụng không hiệu quả để giao lại cho người dân; chuyển đổi các lâm trường thành công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đến nay, hầu hết các địa phương trong tỉnh vẫn chưa đạt được đầy đủ các mục tiêu đề ra.

 

Một trong những tồn tại của các nông, lâm trường quốc doanh, nay đã chuyển đổi thành các công ty lâm nghiệp là việc quản lý, sử dụng đất kém hiệu quả và tình trạng tranh chấp đất giữa các nông - lâm trường và người dân kéo dài. Vì vậy, chủ trương của Nhà nước trong thu hồi đất nông - lâm trường kém hiệu quả, giao cho các địa phương quản lý sẽ có ý nghĩa quan trọng để phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. Đặc biệt là ở những nơi điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng người dân thiếu đất sản xuất. Nằm ngay ở trung tâm xóm Chum, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn), khu đồi có diện tích gần 4 ha được coi là một nơi thuận lợi để người dân đưa các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất nhưng lại do Chi nhánh Công ty Lâm nghiệp huyện Lạc Sơn quản lý việc trồng rừng nguyên liệu nên người dân muốn tiến hành sản xuất phải thuê lại của đơn vị này. Trong đó, mỗi chu kỳ trồng keo trong khoảng 7 năm phải nộp từ 17 - 18 triệu đồng/ha, có nghĩa là để tiến hành sản xuất trên 1 ha, trung bình một năm, người dân phải nộp gần 2,5 triệu đồng. ông Bùi Văn Biền, Chủ tịch UBND xã Hương Nhượng cho biết: Khó khăn về nguồn thu nhập của các hộ dân thuê đất trồng rừng phát triển kinh tế gia đình đã khiến cho không ít hộ thấy nản lòng, không muốn thuê lại đất của lâm trường hoặc nhiều hộ dân không đóng tiền thuê đất trên diện tích đã trồng keo. Cùng với đó là tình trạng trùng chéo, tranh chấp diện tích đất giữa nông - lâm trường và người dân ở địa phương diễn ra khá phổ biến. Theo thống kê, toàn huyện Lạc Sơn có trên 2.700 ha đất do Chi nhánh Công ty Lâm nghiệp huyện Lạc Sơn đang quản lý có đến gần 60% diện tích đất tranh chấp, lấn chiếm. Việc xử lý tranh chấp, lấn chiếm đất ở nhiều nơi cũng chưa triệt để; quá trình giao đất chưa có sự đánh giá, kiểm tra hiện trạng đất, hồ sơ đất đai thiếu chính xác, ranh giới sử dụng đất không rõ ràng. Diện tích được giao của các nông - lâm trường vượt quá khả năng quản lý của họ. Điều này cũng là một trong nhưng nguyên nhân gây ra tình trạng mất ANTT ở địa phương.  

Ông Bùi Văn Rỉnh, Trưởng phòng TN&MT huyện Lạc Sơn cho biết: Để từng bước bảo đảm sự ổn định trong QLNN về đất đai, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Sở TN&MTkiểm tra, rà soát lại toàn bộ diện tích đất thuộc Cty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hoà Bình thống nhất số liệu, đề nghị trả lại cho địa phương quản lý, sử dụng. Thời gian qua, phòng TM&MT huyện phối hợp Chi nhánh Công ty Lâm nghiệp huyện Lạc Sơn rà soát trên địa bàn 6 xã có diện tích đất của đơn vị đang quản lý. Đồng thời, kiến nghị giao lại cho địa phương hơn 1.800 ha đất. Đến nay, công việc cũng đã hoàn tất, chỉ còn chờ đợi cơ chế tạo nguồn kinh phí đo đạc.  

Đến nay, khi thực hiện Nghị định 200/2004/NĐ-CP, cũng như nhiều địa phương khác, do địa bàn rộng và phân bố xa KDC nên huyện Lạc Sơn đang tích cực triển khai công tác quy hoạch xây dựng NTM. Đây là điều kiện để phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai, tài nguyên, nhân lực ở địa phương. Vì vậy rất cần một cơ chế tạo nguồn kinh phí đo đạc và rà soát đất đai giao về cho địa phương để tiến hành quy hoạch diện tích đất này.

 

                                                                            PV

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục