Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang kêu lỗ 1.100 đồng/lít xăng, hơn 700 đồng/lít dầu nhưng giới chuyên môn cho rằng mức lỗ hiện nay là không đáng kể.


Nhiều doanh nghiệp xăng dầu lại kêu lỗ, rục rịch đòi tăng giá. Ảnh: Hồng Thúy
 
Chiều 23-8, một số doanh nghiệp (DN) đầu mối kinh doanh xăng dầu cho biết đang tính toán gửi thông báo tăng giá mới lên Bộ Tài chính. Lý do là tính đến thời điểm này, mặt hàng xăng dầu đã hội tụ đủ điều kiện tăng giá. Cụ thể là bảo đảm dãn cách với đợt tăng giá gần đây nhất (hôm 13-8) đủ 10 ngày và giá nhập khẩu cũng tăng.

Lại kêu lỗ

Theo các DN xăng dầu, tại thị trường Singapore, giá xăng RON 92 hôm 22-8 giảm nhẹ xuống còn 125,35 USD/thùng nhưng các sản phẩm khác đều tăng giá. Giá dầu hỏa đứng ở mức 131,97 USD/thùng, dầu DO 0,5S là 133,47 USD/thùng, dầu FO là 684 USD/tấn.

Một đầu mối nhập khẩu xăng dầu phía Nam cho biết trong ngày chốt tăng giá lần trước (13-8), giá xăng thế giới trung bình là 115 USD/thùng, dầu hỏa là 123 USD/thùng nhưng giá trung bình của 2 mặt hàng này trong 30 ngày gần đây đã tăng lên lần lượt là 121 USD và 127 USD/thùng. Theo tính toán của DN này, giá bán lẻ mặt hàng xăng đang thấp hơn giá cơ sở 1.100 đồng/lít xăng, dầu thấp hơn 700 đồng/lít. Còn nếu tính bình quân 10 ngày gần đây thì mức lỗ còn nặng nề hơn (xăng lỗ hơn 2.000 đồng/lít, dầu lỗ khoảng 1.500 đồng/lít).

Ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), kêu: Cho dù ngày 13-8 các DN được phép tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước nhưng DN vẫn bị lỗ tiếp 500 đồng/lít ngay sau đó một ngày. Nguyên nhân là do đề xuất tăng giá lên liên bộ lúc đó chỉ tính đến ngày 8-8 nhưng mãi đến ngày 13-8 mới được phép tăng.

Ông Đặng Vinh Sang, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TPHCM (Saigon Petro), cho hay tình hình lúc này cũng không khác thời điểm trước khi tăng giá xăng dầu hôm 13-8, lúc nguồn cung vẫn tiếp tục bị thiếu hụt do nguồn từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất bị gián đoạn. Các DN đầu mối phải nhập khẩu từ nhiều nước để bù đắp vào nguồn thiếu hụt này.

Theo tính toán của các DN, nếu lùi được 1% thuế thì giá bán lẻ xăng giảm được 400 đồng/lít. Tại thời điểm này, nếu Bộ Tài chính cho lùi 2% thuế nhập khẩu thì chênh lệch giá cơ sở với giá bán lẻ giảm được 800 đồng, cộng với 300 đồng sử dụng quỹ bình ổn thì giá bán lẻ xăng có thể không phải điều chỉnh...

Chưa quyết định việc tăng giá

Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, các DN đầu mối xăng dầu kêu lỗ nhưng họ "quên" tính phần DN được hưởng như quỹ bình ổn 300 đồng/lít hoặc chi phí định mức 600 đồng/lít và lợi nhuận định mức dành cho DN 300 đồng/lít. Chỉ 2 khoản định mức này DN đã có trong tay 900 đồng/lít. Nếu trừ hoa hồng cho đại lý 300 đồng/lít thì vẫn còn 600 đồng/lít cộng 300 đồng/lít trích từ quỹ bình ổn. Vì vậy, DN kêu đang lỗ hơn 1.000 đồng/lít xăng là không chính xác, mà thực chất chỉ lỗ khoảng 100 đồng/lít...

Chiều 23-8, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá Bộ Tài chính, nói vẫn chưa nhận được văn bản kiến nghị nào của các DN đầu mối xăng dầu. Tuy nhiên, hiện Bộ Tài chính, Bộ Công Thương đang theo dõi sát diễn biến giá cả xăng dầu thế giới để có phương án phù hợp cho phép DN điều chỉnh giá hoặc giảm thuế nhập khẩu hoặc áp dụng cùng lúc cả 2 biện pháp trên, kể cả việc tính toán có nên trích quỹ bình ổn giá trong thời điểm này hay không. Các biện pháp trên đều đang được liên bộ cân nhắc.

Về nguồn cung xăng dầu, ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng Giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (đơn vị quản lý vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất), cho biết nhà máy đã hoạt động bình thường trở lại với 100% công suất thiết kế (nguồn xăng dầu từ nhà máy này cung cấp gần 30% sản lượng tiêu thụ trên thị trường). Ngày 24-8, xăng dầu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ xuất bán ra thị trường. Tuy nhiên, theo giới kinh doanh, nguồn hàng từ Dung Quất vào đến thị trường phía Nam cũng phải mất thêm một vài ngày.
 
 
                                                                         Theo Báo NLĐ
 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục