Người dân vùng cao Quyết Chiến nắm bắt cơ hội làm giàu từ nghề trồng su su lấy ngọn.

Người dân vùng cao Quyết Chiến nắm bắt cơ hội làm giàu từ nghề trồng su su lấy ngọn.

(HBĐT) - Tháng 8, tháng 9 là thời điểm vùng trồng su su ở xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đâm nhiều ngọn nhất. Lúc này, bà con vùng cao khi ấy bước vào dịp thu hái bận rộn, tất bật nhất trong năm. Thường từ rất sớm, người dân trong xóm đã ra vườn lấy ngọn, đến 8 giờ sáng thì gom lại, xếp thành từng bó. Việc hoàn tất cũng vừa lúc lái thương ở dưới xuôi và khách chợ đến lấy hàng chuyển đi tiêu thụ ở khắp gần, xa.

 

Theo chị Đinh Thị Loan – hộ trồng su su ở xóm Biệng, cứ 3 – 5 ngày lại thu hái su su một lần, đó là lúc chưa vào chính vụ. Từ tháng 8 trở đi, hầu như ngày nào các gia đình cũng có ngọn su su cung ứng ra thị trường. So với một số xã vùng cao khác của huyện cùng trồng su su lấy ngọn như Nam Sơn, Ngộ Luông, Lũng Vân, sản lượng, chất lượng ngọn ở đây được xem như tiêu biểu nhất. Cũng chính vì vậy, su su Quyết Chiến được người tiêu dùng biết đến nhiều nhất, lái thương cũng trả giá nhỉnh hơn so với nơi khác. Hiện tại, giá bán buôn cho khách tại vườn ở đây 3.000 đồng/kg.

 

Xóm Biệng và xóm Bắc Hưng tập trung trồng nhiều su su lấy ngọn nhất. Ở 2 xóm này, có đến hơn 80% hộ gia đình tham gia trồng. Diện tích trồng su su của toàn xã lên đến 38,4 ha. Không tính diện tích của các tổ chức, cá nhân đầu tư trồng, hộ dân trồng có diện tích lớn nhất là 4.000m², hộ neo người, ít đất cũng trồng vài trăm m². Ông Đinh Công Thanh là một trong số những hộ có diện tích trồng su su lớn nhất ở xóm Biệng. Ông cho biết: Nhà trồng được 3.000m² su su. Cách đây chừng dăm năm, cũng như nhiều bà con trong xóm, kinh tế gia đình còn khó khăn lắm. Từ ngày có cây su su, đời sống dần đi lên. Bình quân cứ 1.000m² thu được 1 - 1,2 tấn ngọn/tháng. Với giá bán buôn, ông thu về mỗi tháng ngót chục triệu đồng  - thành quả của 4 năm ròng gắn bó với nghề trồng, lấy ngọn su su.

 

Điều đáng nói là trước đây, cũng giống như ông Thanh, hàng trăm hộ dân trong xã mới biết tới trồng cây su su để lấy quả, giá trị kinh tế vừa thấp, sản xuất lại manh mún. Năm 2008, mô hình trồng su su lấy ngọn được tỉnh lựa chọn triển khai tại các xã vùng cao của huyện Tân Lạc đã tìm ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, làm đổi thay cuộc sống của bao người dân nơi đây. Nhờ sự hướng dẫn, chỉ đạo chăm sóc, chuyển giao khoa học kỹ thuật, bà con trong xã đã hứng khởi, chí thú học tập, làm theo và nhân rộng thành công của mô hình. Làm theo cách mới là đánh luống, làm giàn và bón phân cân đối, diện tích su su của bà con cho nhiều ngọn, đều ngọn, thu hái gần như quanh năm.     

 

Sau hơn 4 năm phát triển vùng trồng su su, kinh tế hộ ở xã Quyết Chiến đã có nhiều cải thiện, trồng su su lấy ngọn đã trở thành nghề mang lại thu nhập ổn định, thu hút đông đảo lao động nông thôn. So với trồng màu, giá trị từ cây su su mang lại cao gấp 4 - 5 lần. Hầu hết các hộ tham gia trồng su su lấy ngọn đã thắng nghèo, vươn tới cuộc sống ấm no, đầy đủ. Hàng chục hộ có kinh tế khá, giầu, thu nhập từ 100 triệu đồng đến 300 – 400 triệu đồng/năm như gia đình ông Đinh Công Thanh, Bùi Văn Thắng, bà Bùi Thị Mửu ở xóm Biệng.

 

                            

                                                                  Bùi Minh

 

Các tin khác

Kiểm tra chất lượng sản phẩm phân bón tại cơ sở kinh doanh phân bón thuộc địa bàn thị trấn Cao Phong (huyện Cao Phong).
Cán bộ Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS Hòa Bình trao đổi kinh nghiệm với đại diện các chi cục tỉnh bạn
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Phân bổ trên 7,4 tỉ đồng xây dựng 8 công trình ở các xã, xóm đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có Quyết định số 1133 ngày 21/8/2012 về việc phân bổ chi tiết kinh phí dự phòng xây dựng cơ sở hạ tầng các xã, xóm ĐBKK thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2012 với tổng số tiền 7.460 triệu đồng cho 8 công trình.

Quản lý chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy sản - hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp sạch

(HBĐT) - Được thành lập theo Quyết định số 1442/QĐ-UBND ngày 06/9/2010 của UBND tỉnh, Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS (trực thuộc Sở NN&PTNT) là cơ quan chuyên môn, giúp Giám đốc Sở NN&PTNT tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với sản phẩm NLTS trong suốt quá trình sản xuất đến khi thực phẩm được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu.

Ban hành các quy định về Ban Quản lý các KCN tỉnh

(HBĐT) - Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 08/QĐ-UBND về việc ban hành quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BQL các KCN tỉnh.

Giá vàng trong nước vượt 45,1 triệu đồng mỗi lượng

Sáng nay (4/9) giá vàng trong nước tăng gần 20.000 đồng/lượng so với cuối tuần trước, hiện đang dao động trên ngưỡng 45,17 triệu đồng/lượng.

Thành phố Hòa Bình trước những cơ hội mới

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình bây giờ đã mang hình hài của trung tâm đô thị với đúng nghĩa và đang chuẩn bị những hành trang phấn đấu trở thành trung tâm đô thị của cửa ngõ vùng Tây Bắc. Còn nhớ cuối năm 2005, thị xã Hòa Bình được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III. Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh.

6 xã tham quan mô hình NTM xã Yên Mông

(HBĐT) - Nằm trong chương trình bồi dưỡng kiến thức xây dựng NTM cho cán bộ các xã làm công tác xây dựng NTM trên địa bàn thành phố. Ngày 1/9, BCĐ 800 TP Hoà Bình đã tổ chức cho hơn 60 cán bộ chủ chốt đại diện 6 xã: Sủ Ngòi, Dân Chủ, Thống Nhất, Thái Thịnh, Trung Minh, Hoà Bình đến tham quan học tập mô hình NTM ở xã điểm Yên Mông, TP Hoà Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục