Cán bộ Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS kiểm tra quy trình sản xuất gừng tại Công ty TNHH Pacific (TP. Hòa Bình).

Cán bộ Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS kiểm tra quy trình sản xuất gừng tại Công ty TNHH Pacific (TP. Hòa Bình).

(HBĐT) - Được thành lập theo Quyết định số 1442/QĐ-UBND ngày 06/9/2010 của UBND tỉnh, Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS (trực thuộc Sở NN&PTNT) là cơ quan chuyên môn, giúp Giám đốc Sở NN&PTNT tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với sản phẩm NLTS trong suốt quá trình sản xuất đến khi thực phẩm được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu.

 

Từ khi thành lập đến nay, Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS đã làm tốt công tác xây dựng thể chế, chính sách. Cụ thể, đã tham mưu cho UBND tỉnh, Sở NN&PTNT ban hành nhiều văn bản, kế hoạch và tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các chiến lược, đề án, dự án, chương trình quan trọng trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh; xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm 2011 - 2015 về quản lý chất lượng sản phẩm NLTS, vật tư nông nghiệp (VTNN); xây dựng kế hoạch và triển khai thành công các mô hình sản xuất nông sản an toàn thuộc Chương trình MTQG an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, phổ biến chính sách, pháp luật về VSATTP cũng được chú trọng triển khai dưới nhiều hình thức.

 

Một trong những chức năng của Chi cục là hoạt động thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm. Trong 2 năm 2011 - 2012, Chi cục đã chủ trì và phối hợp tiến hành 6 đợt kiểm tra liên ngành chuyên đề về SX-KD VTNN đối với 166 cơ sở; kiểm tra 97 cơ sở trồng trọt, thu mua, sơ chế, chế biến và kinh doanh sản phẩm NLTS, giết mổ gia súc, gia cầm; lấy 49 mẫu để kiểm nghiệm hóa chất, tồn dư kim loại nặng và vi sinh vật; tiến hành lấy 10 mẫu thức ăn chăn nuôi/năm và 10 mẫu phân bón/năm để kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng. Chi cục đã phối hợp với Thanh tra Sở NN&PTNT và Quản lý thị trường tiến hành xử lý đối với các trường hợp vi phạm; đồng thời thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng tên cơ sở SX-KD và danh mục sản phẩm hàng hóa kém chất lượng để mọi người biết và không mua hàng hoá không đảm bảo chất lượng, nhất là hai loại hàng phân bón và thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp về quản lý chất lượng hàng hóa, Chi cục đã hướng dẫn 4 CSSX công bố tiêu chuẩn chất lượng, hướng dẫn trình tự thủ tục công bố hợp quy cho 1 CSSX thức ăn chăn nuôi với 25 sản phẩm, cấp 2 giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 2 cơ sở chế biến chè, tham mưu cho Sở NN&PTNT trong việc thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho các CSSX trên địa bàn, hỗ trợ cấp giấy chứng nhận VietGAP cho 1 CSSX sản phẩm rau su su...

 

Ông Phạm Hữu Chiến, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS cho biết: Là đơn vị mới thành lập, lĩnh vực quản lý rộng, liên quan tới nhiều lĩnh vực và nhiều ngành nên hoạt động của Chi cục còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về nguồn lực và cơ sở vật chất. Tuy nhiên, tập thể cán bộ công chức Chi cục đã vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Qua đó, được lãnh đạo và nhân dân tin tưởng, bước đầu làm thay đổi nhận thức của một bộ phận lãnh đạo, người quản lý và người SX-KD về vấn đề quản lý chất lượng nông sản thực phẩm. Kết quả đạt được trong thời gian qua đã tiếp thêm sức mạnh để củng cố, tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất lượng VSATTP nói chung, chất lượng NLS&TS nói riêng và góp phần tích cực vào phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.

 

Về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, ông Phạm Hữu Chiến cho biết: Lãnh đạo tỉnh và ngành rất quan tâm tới vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm NLTS và VTNN. Hoạt động này sẽ ngày càng được thực hiện chặt chẽ, chuyên nghiệp, hiệu quả hơn theo nguyên tắc “từ trang trại đến bàn ăn”. Đây là bước đi đặc biệt quan trọng trong lộ trình hướng tới một nền SXNN sạch với những giá trị bền vững.

 

                                                                                      Thu Trang

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục