Lãnh đạo Hội CCB tỉnh và Hội CCB huyện Mai Châu thăm mô hình trồng cây chè của chi hội CCB xóm Trà Đáy, xã Pà Cò. Ảnh: Hoàng Huy

Lãnh đạo Hội CCB tỉnh và Hội CCB huyện Mai Châu thăm mô hình trồng cây chè của chi hội CCB xóm Trà Đáy, xã Pà Cò. Ảnh: Hoàng Huy

(HBĐT) - Hội CCB huyện Mai Châu hiện có 3.617 hội viên, sinh hoạt tại 145 chi hội. Nhằm giúp đỡ hội viên có cơ hội tiếp cận với KH-KT, Hội CCB huyện khuyến khích, vận động hội viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do tỉnh, huyện và các ban chuyên môn tổ chức để không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác Hội và trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, phát triển các mô hình, ngành nghề SX-KD.

 

Để giúp đỡ cho hội viên có nguồn vốn phát triển kinh tế, Hội CCB huyện Mai Châu tập trung giải quyết các nguồn vốn vay, huy động vốn, năm 2007 số vốn huy động được 2,7 tỷ đồng, đến nay, số dư có trên 23 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng gấp 8,5 lần, so với chỉ tiêu, kế hoạch của Đại hội lần thứ IV đề ra tăng gấp 5 lần. Từ nguồn vốn quỹ đó, Hội đã hướng dẫn cho hội viên các quy trình sản xuất, kinh nghiệm canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, như các chi hội: Ba Khan, Noong Luông, Pù Bin đưa giống ngô lai, cây tỏi; Mai Hạ, Mai Hịch, Xăm Khòe, Bao La, Vạn Mai, Đồng Bảng mạnh dạn đưa cây dưa hấu, mướp đắng, dưa chuột, nuôi nhím, nuôi cá dầm xanh, chăn nuôi bò vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó, có nhiều hộ gia đình CCB có thu nhập từ 50-80 triệu đồng/năm như CCB Ngần Văn Nhia, Ngần Văn Hùng (Mai Hạ), Hà Văn Quang (Vạn Mai), Lò Văn Hùng (Đồng Bảng), Nguyễn Văn Chúc, Bùi Đức Liên, Nguyễn Văn Tiến (thị trấn Mai Châu)... 

Từ những phong trào và kết quả đạt được đã góp phần tích cực vào việc xóa đói, giảm nghèo của Hội. Nếu như năm 2007, số hộ CCB có mức sống khá trở lên 668 hộ, số hộ có mức sống trung bình 1.765 hộ, hộ nghèo 325 hộ, số nhà tạm 72 nhà. Đến năm 2012, số hộ CCB có mức sống khá tăng lên 1.708 hộ, số hộ có mức sống trung bình  978 hộ, hộ cận nghèo 360 hộ, hộ nghèo 492 hộ (theo tiêu chí mới). Cuối năm 2011, Hội CCB huyện Mai Châu đã xoá xong nhà tạm cho hội viên.

 

                                                                          Thanh Loan

                                                               (Đài TT-TH Mai Châu)

 

Các tin khác


Duy trì sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.

Người dân xã Đa Phúc ấm no từ trồng mía

(HBĐT) -Dọc trên những con đường bê tông liên thôn, xóm tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) là những ruộng mía bạt ngàn. Nông dân hồ hởi chăm sóc đảm bảo thu hoạch đúng khung thời vụ. Trong 2 - 3 năm trở lại đây, giá mía ở mức 6.000 - 8.000 đồng/cây, thị trường tiêu thụ ổn định. Cây mía đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.028,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.

Nhận diện rào cản trong hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện chỉ số PCI

(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. 

Nâng cao trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục