Dù bị tác động không nhỏ của khủng hoảng kinh tế, nhưng dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục là lĩnh vực mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu phục hồi đà tăng trưởng kinh tế, đảm bảo cân bằng cán cân thương mại trong mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu.

 

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ đầu năm đến nay tiếp tục dẫn đầu xuất khẩu cả nước, tính chung chín tháng toàn ngành đạt 11,25 tỷ USD (chưa tính xuất khẩu nguyên phụ liệu), tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, tình hình thị trường thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi, bởi vậy để đạt kim ngạch xuất khẩu 15 tỷ USD ngành dệt may vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và cần nỗ lực của toàn ngành.

Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ - thị trường lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam có chuyển biến tích cực với kim ngạch tháng Chín tăng 13-14% so với cùng kỳ.

Nhiều khả năng Nhật Bản sẽ vượt qua EU trở thành thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam nếu tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng 20%. Ngoài ra, tình hình xuất khẩu sang một số thị trường như Argentina, Chile, Angola, Panama, Australia... cũng đạt được mức tăng trưởng đáng khích lệ.

Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đang có xu hướng chậm lại và dự báo kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sang EU năm 2012 sẽ giảm 4% so với năm 2011. Mục tiêu của dệt may Việt Nam trong năm nay sẽ xuất khẩu 2,7 tỷ USD vào thị trường EU.

Hiện nay, các doanh nghiệp ngành dệt may, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó khăn trong việc thu xếp vốn và tìm kiếm đơn hàng để phát triển sản xuất. Không có đơn hàng, thu nhập sụt giảm, người lao động thường bỏ việc để đi tìm việc làm khác có thu nhập tốt hơn, làm các doanh nghiệp thêm khó khăn về nguồn nhân lực.

Lãnh đạo một doanh nghiệp lớn tại Hải Phòng, cho biết: hiện nay số lượng đơn hàng của công ty nhận được đã tăng hơn so với các tháng đầu năm, nhưng lại đối mặt với tình trạng thiếu vốn, thiếu lao động. Một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp cần phải có giải pháp để thích ứng đó là đơn hàng ngắn, yêu cầu kỹ thuật cao hơn nhưng giá cả lại giảm sút khiến nhiều doanh nghiệp trở tay không kịp.

Ngoài các khó khăn chung của các doanh nghiệp công nghiệp, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang đứng trước khó khăn, tranh chấp về mua bán bông giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Mỹ thuộc Hiệp hội Bông quốc tế. Hơn nữa về ân hạn nộp thuế 275 ngày, theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, việc bỏ ân hạn thuế 275 ngày sẽ làm giá thành sản phẩm xuất khẩu tăng từ 8% (trường hợp bảo lãnh ngân hàng) đến 16% (trường hợp vay tiền nộp thuế nhập khẩu), các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp dệt may nói riêng đã khó lại càng khó thêm. Hiệp hội dệt may Việt Nam đang đề nghị tiếp tục thực hiện ân hạn thuế 275 ngày để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.

Ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam cho biết như mọi năm tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành sẽ tăng lên vào cuối năm, nhưng năm nay thì khác hẳn, tình hình xuất sản xuất kinh doanh chững lại, do tình hình kinh tế của thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu tiêu dùng thắt chặt…Tuy nhiên, mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 15 tỷ USD của ngành năm 2012 khả năng sẽ đạt được, nhưng tăng trưởng không nhiều khoảng 10%.

Hiện nay, ngoài việc chuẩn bị gấp rút hoàn thành những đơn hàng cho quý IV/2012, các doanh nghiệp còn có sự chuẩn bị cho quý I, II năm sau, một số đơn vị đã có đơn hàng cho những tháng đầu năm 2013.

Như vậy, để chuẩn bị cho kế hoạch năm tiếp theo các doanh nghiệp nên nhìn vào thị trường chính của mình để có kế hoạch cho phù hợp, đồng thời muốn phát triển được phải mở rộng thêm thị trường, thay đổi cách thức làm ăn và thay đổi mạnh hơn nữa. Có như vậy ngành dệt may mới có thể vượt qua thời kỳ khó khăn như hiện nay.

Một số chuyên gia trong ngành cho biết Việt Nam vẫn tiếp tục là một trong những thị trường đầy tiềm năng. Đặc biệt sẽ có một số lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết hoặc đang đàm phán và tiến tới gia nhập, sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho ngành dệt may Việt Nam, bên cạnh năng lực cạnh tranh sẵn có về giá và chất lượng./.

 

                                                                       Theo TTXVN


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục