Đoàn công tác do đồng chí  Đặng Thanh Bình, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - thành viên BCĐ làm trưởng đoàn làm việc với BCĐ tỉnh ta.

Đoàn công tác do đồng chí Đặng Thanh Bình, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - thành viên BCĐ làm trưởng đoàn làm việc với BCĐ tỉnh ta.

(HBĐT) - Sáng ngày 4/12, đoàn công tác của BCĐ tổng kết đánh thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị về sắp xếp đổi mới các nông, lâm trường quốc doanh do đồng chí Đặng Thanh Bình, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước – thành viên BCĐ làm trưởng đoàn đã làm việc tại tỉnh ta. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, NHTM, Giám đốc các nông, lâm trường trong tỉnh.

           

   Theo đánh giá của BCĐ sắp xếp đổi mới các nông, lâm trường của tỉnh, tính đến tháng 6/2011, tỉnh ta đã thực hiện sắp xếp 100% các nông, lâm trường theo các văn bản của Chính phủ. Các nông, lâm trường đã được chuyển đổi thành mô hình hoạt động với tư cách là các công ty TNHH Một thành viên. Theo đó, quỹ đất hoạt động cũ bị thu hẹp lại nhằm phát huy hiệu quả cao hơn. Đến nay, công tác đo đạc đất đai, lặp bản đồ địa chính đã cơ bản hoàn thành. UBND tỉnh đã thu hồi của Công ty TMHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình trên 1.182ha đất, trong tổng số trên 9.000 ha đất có chủ trương thu hồi bao gồm đất sử dụng không hiệu quả, đất để trống, đất bị lấn chiếm…Đối với các Công ty TNHH MTV Sông Bôi, 2-9, Cao Phong, Thanh Hà và Cửu Long, đến nay, UBND tỉnh đã có quyết định thu hồi trên 808 ha để sử dụng vào các mục đích khác hiệu quả hơn. Những diện tích còn lại, sau khi hoàn thiện hồ sơ, các đơn vị sẽ bàn giao lại cho các địa phương quản lý.

 

  Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu những mặt tồn tại, vướng mắc trong quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động, như: quá trình sắp xếp, đổi mới đến nay, các công ty chưa đạt được động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho vùng; việc thu hồi đất của các nông, lâm trường đã có quyết định chuyển đổi chưa được giải quyết dứt điểm; việc đo đạc, xác định ranh giới, đến nay đã thực hiện xong ở các nông trường nhưng các nông, lâm trường chưa chủ động lập quy hoạch sử dụng đất và lập hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất đối với diện tích đất đề nghị giữ lại; việc quản lý đất đai tại các công ty còn buông lỏng; một số đơn vị chưa có phương án cụ thể, khả thi về biện pháp sản xuất- kinh doanh, đổi mới để thích nghi thị trường; vấn đề về vốn vay các ngân hàng của các công ty hiện nay chưa đáp ứng đủ yêu cầu cho hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh… Nhiều kiến nghị đã được trình bày nhằm tháo gỡ khó khăn cho trong quá trình chuyển đổi doanh nghiệp như: đề nghị trung ương có cơ chế đặc thù hỗ trợ lãi suất; bổ sung kinh phí để thực hiện đo đạc xác định ranh giới, mốc giới, lập bản đồ… qua đó, từng bước phát huy vai trò, hiệu quả của các đơn vị.

 

  Đoàn công tác đã đánh giá cao quá trình triển khai chuyển đổi doanh nghiệp tại tỉnh ta, nhất là về vấn đề quy hoạch lại đất đai, đảm bảo cho các công ty có điều kiện phát triển. Đoàn làm việc cũng đã đề nghị BCĐ của tỉnh cùng các doanh nghiệp khẩn trương thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình đổi mới, đảm bảo đúng yêu cầu, mục đích của việc chuyển đổi là thay đổi về chất, đổi về chất, phát huy vai trò là động lực thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn...

   Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các công ty khẩn trương triển khai làm các thủ tục xin cấp, thuê đất, làm cơ sở để các sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh cấp đất cho các doanh nghiệp, đảm bảo theo đúng quy trình; có kế hoạch, hướng đi cụ thể, đảm bảo cho việc phát triển sản xuất- kinh doanh gắn với quy hoạch phát triển chung của tỉnh.

           

  Chiều cùng ngày, đoàn công tác đã đến thăm và kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất- kinh doanh tại một số đơn vị đã thực hiện chuyển đổi.       

                                                                                                                                   

 

 

                                                                  Hồng Trung

 

Các tin khác

Lãnh đạo Quỹ TDND phường Chăm Mát  thường xuyên kiểm tra công tác thu nợ quay vòng vốn vay cho các thành viên.
Không có hình ảnh
Ngô ở cánh đồng Bãi Đông, thôn Gốc Đa bị cháy
Không có hình ảnh

Gặp khó khăn - doanh nghiệp cần tiếp sức

Bài 1:

“Cơn bĩ cực” của cộng đồng doanh nghiệp

(HBĐT) - Từ năm 2006 đến nay, toàn tỉnh đã có 487 doanh nghiệp (DN) tiến hành giải thể, trong đó, 209 DN giải thể tự nguyện, 194 DN vi phạm Luật DN, 84 DN chuyển đổi loại hình DN. Riêng năm 2012, dự kiến có 110 DN giải thể, tăng 104% so với năm 2011 và tăng 3 lần so với thời điểm năm 2006. Đó là những con số báo động, cho thấy cộng đồng DN hoạt động trên địa bàn tỉnh đang lâm vào “cơn bĩ cực” nặng nề.

Sân bay quốc tế Phú Quốc chính thức hoạt động

Ngày 2-12, sân bay quốc tế Phú Quốc (xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) chính thức đi vào hoạt động, thay thế sân bay cũ tại thị trấn Dương Đông.

Hướng phát triển kinh tế mới gắn với bảo tồn động vật quý hiếm

(HBĐT) - Trong thời buổi kinh tế thị trường, nhiều sản phẩm cây trồng, vật nuôi truyền thống gặp không ít khó khăn về đầu ra, việc trồng cây gì, nuôi con gì để đạt hiệu quả kinh tế cao luôn là vấn đề được người nông dân quan tâm, trăn trở. Trước thực tế đó, trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã tìm cho mình hướng đi mới bằng cách đầu tư nuôi các loài động vật hoang dã như lợn rừng, nhím... vừa mang lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo tồn một số loài động vật hoang dã.

Khó khăn trong kiên cố hoá kênh mương ở xã Tú Sơn

(HBĐT) - Tú Sơn (Kim Bôi) có 7 xóm vùng Thung và 10 xóm vùng dưới ven trục đường 12B. Độ cao của vùng Thung so với vùng dưới có chỗ đến cả vài trăm mét. Thường thì nhiều nơi vùng cao sẽ gặp khó khăn hơn về kinh tế so những vùng thấp, nhưng với Tú Sơn thì ngược lại, người dân các xóm vùng Thung trên cao có đất phì nhiêu, phần nữa, sản xuất nông nghiệp tập trung vào các loại cây hoa màu như ngô, mía nguyên liệu nên đời sống khá hơn so với người dân các xóm vùng dưới.

Cao Phong triển khai kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân 2013

(HBĐT) - Ngày 30/11, huyện Cao Phong tổ chức hội nghị đánh giá kết quả sản xuất nông – lâm nghiệp năm 2012; triển khai kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân 2013.

Giải ngân chương trình HSSV qua ATM- Cách làm hay của Tân Lạc

(HBĐT) - Từ năm (2007-2012), Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc đã triển khai khá tốt chương trình vay vốn ưu đãi dành cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Bà Nguyễn Thị Loan, Giám đốc NHCSXH huyện Tân Lạc cho biết, từ khi Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV có hiệu lực thi hành (1/10/2007), NHCSXH huyện Tân Lạc đã cùng với các đơn vị nhận uỷ thác tại 24 xã, thị trấn tiến hành giải ngân đúng đối tượng, hiệu quả cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục