Được chuyển giao KH-KT, nông dân xã Phú Lương (Lạc Sơn) áp dụng hiệu quả các biện pháp chăm sóc và bảo vệ cây ngô, từ đó tăng năng suất ngô lên mức bình quân 35-40 tạ/ha.

Được chuyển giao KH-KT, nông dân xã Phú Lương (Lạc Sơn) áp dụng hiệu quả các biện pháp chăm sóc và bảo vệ cây ngô, từ đó tăng năng suất ngô lên mức bình quân 35-40 tạ/ha.

(HBĐT) - Ông Bùi Văn Hùng, Trạm trưởng Trạm KN-KL huyện Lạc Sơn cho biết: Trải qua gần 20 năm (1993 - 2012), hoạt động, công tác KN-KL đã đạt kết quả đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng như công cuộc XĐ-GN và xây dựng NTM của huyện.

 

Theo Nghị định số 13/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về khuyến nông, hệ thống khuyến nông của tỉnh được thành lập từ năm 1993 đến nay. Tuy nhiên, tổ chức KN-KL của huyện Lạc Sơn thành lập muộn hơn so với các địa phương khác trong tỉnh. Thời gian đầu thành lập trạm KN và KL riêng, đến năm 1998 mới sáp nhập hai trạm thành Trạm KN-KL hoạt động cho đến nay. Ban đầu thành lập, số lượng cán bộ, viên chức ít trong khi địa bàn phụ trách rộng (28 xã và 1 thị trấn), cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn nên hoạt động gặp nhiều khó khăn. Giai đoạn từ năm 2002 đến nay, hệ thống KN từ tỉnh đến cơ sở được kiện toàn, củng cố. Hiện, số lượng cán bộ KN huyện có 24 người, cán bộ KN xã có 29 người, mỗi xã, thị trấn của huyện Lạc Sơn đều có 1 cán bộ KN viên chuyên trách. Chất lượng cán bộ KN ngày càng được nâng cao, đội ngũ này luôn nhiệt tình với công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 

Ông Bùi Văn Hùng, Trạm trưởng Trạm KN-KL huyện cho biết: Việc kiện toàn tổ chức KN có vai trò quan trọng, đóng góp lớn vào kết quả công tác KN của huyện Lạc Sơn. Sau gần 20 năm kể từ khi thành lập đến nay, hoạt động KN từ cấp huyện đến xã đã đi vào nề nếp. Cán bộ làm công tác KN được đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ. Chính quyền cơ sở và người dân địa phương ngày càng tin tưởng vào hiệu quả hoạt động của công tác KN.

 

Trong gần 20 năm hoạt động, hệ thống KN-KL của huyện Lạc Sơn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chỉ đạo SX trên địa bàn, tổ chức xây dựng thành công nhiều mô hình trình diễn, tổ chức đạt kết quả cao các lớp tập huấn cho nông dân, thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về KN-KL, xây dựng và hỗ trợ có hiệu quả hoạt động của các CLB, nhóm sở thích... Đặc biệt, đối với một huyện thuần nông như Lạc Sơn, công tác chỉ đạo SX được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm mà hệ thống KN-KL của huyện được giao và đã đảm nhiệm tốt. Từ khi có hệ thống KN-KL, công tác chỉ đạo SX đã bám sát chủ trương, kế hoạch của huyện. Trạm KN-KL đã tham mưu về quy trình SX một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu, phân công cán bộ phụ trách thường xuyên sâu sát cơ sở, hướng dẫn thực hiện các biện pháp kỹ thuật, đồng thời tăng cường sự phối hợp với các cấp,  ngành để làm tốt công tác chỉ đạo SX, triển khai các chương trình KN-KL tại cơ sở. Kết quả là hàng năm, huyện luôn đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch được giao đối với lĩnh vực SXNN. Cụ thể, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn huyện đạt trên 20.000 ha, năng suất cây trồng tăng, sản lượng cây lương thực đạt trên 60.000 tấn/năm, bình quân lương thực đạt 400 kg/người/năm, nhiều giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào SX, góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từ đó tăng thêm thu nhập, cải thiện mức sống cho người lao động nông thôn. 

Trao đổi thêm về hiệu quả và sức tác động của hoạt động KN-KL, Trạm trưởng Bùi Văn Hùng khẳng định: Những năm qua, công tác KN-KL đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, các hoạt động tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ KH-KT cho nông dân... đã tác động tích cực đến nhận thức và tập quán SX của người dân, đóng góp tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, nâng cao giá trị SX của ngành NN.

 

                                                                               Thu Trang

 

 

Các tin khác


Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Tăng trưởng xanh trông vào nguồn vốn tư nhân

Dự kiến từ nay đến năm 2030 ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng tối đa 30% nhu cầu vốn tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Do đó, cần có cơ chế thúc đẩy chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính xanh.

Trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu “Rượu Mai Hạ”

(HBĐT) - Ngày 28/3, tại xã Mai Hạ, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố, trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu (CNNH) "Rượu Mai Hạ” cho sản phẩm rượu của huyện Mai Châu.

Ngành Ngân hàng kết nối hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất – kinh doanh

(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của  doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.

WB cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu đến năm 2030

WB cho biết GDP của kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trên diện rộng và việc không thể đảo ngược quá trình này sẽ tác động sâu sắc đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm đói nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục