Nông dân xóm Piềng Phung, xã Nà Phòn (Mai Châu) cung ứng rau  an toàn cho thị trường.

Nông dân xóm Piềng Phung, xã Nà Phòn (Mai Châu) cung ứng rau an toàn cho thị trường.

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Mai Châu có 4 điểm sản xuất rau tập trung với quy mô lớn, có khả năng cung ứng cho thị trường gồm: xóm Hải Sơn - xã Mai Hịch, xóm Piềng Phung - xã Nà Phòn, xóm Cha Long - xã Tòng Đậu và xóm Xuân Tiến - xã Xăm Khòe. Đặc biệt, các vùng rau tuy hình thành tự phát nhưng nhờ ý thức, nhận thức tiến bộ của người trồng về ATTP, nguồn rau được sản xuất từ các điểm vùng này được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

 

Vùng rau xóm Hải Sơn, xã Mai Hịch đang hối hả vào vụ đông. Cánh đồng chuyên canh rau của các hộ dân nơi đây trải dài màu xanh ngút mắt. Với diện tích 6 ha rau trồng/vụ, theo thống kê toàn xóm có 55/86 chuyên trồng rau xanh. Bên cạnh lợi thế chất đất phù hợp, bà con rất chú trọng thâm canh, chăm sóc, kỹ thuật từ cày, bừa, lên luống, bón ủ phân xanh, phân chuồng, trừ sâu bệnh từng thời kỳ để rau sinh trưởng, phát triển tốt, có chất lượng và mẫu mã đẹp. Với phong trào sản xuất vụ đông, bà con đều có ý thức tự giác làm. Trưởng xóm Nguyễn Văn Nhiên phấn khởi cho biết: Gần chục năm nay, cánh đồng rau đã giúp các hộ dân trong xóm có cuộc sống khấm khá, ổn định. Không dừng lại trồng rau đơn thuần, thị trường bó gọn ở các chợ vùng, chợ huyện, bà con đã mở rộng thị trường tiêu thụ,  xây dựng vùng rau thương phẩm. Quan trọng hơn cả là vùng rau được người tiêu dùng biết đến là điểm sản xuất an toàn, giúp giữ chữ tín bền vững, lâu dài.

 

Cũng tại các điểm vùng sản xuất rau này, yếu tố an toàn thực phẩm, an toàn cho người tiêu dùng được đặt ra như một yêu cầu tiên quyết. ông Lò Văn Hội ở xóm Cha Long, xã Tòng Đậu là một trong những hộ trồng rau luôn tuân thủ yêu cầu đó. ông Hội cho biết: với diện tích 500 m2, gia đình ông chuyên canh trồng rau. Vụ hè trồng các loại rau thơm, rau ăn sống, đậu cô ve còn vụ đông, ông chuyển sang trồng súp lơ, bắp cải, su hào... Mùa nào, thức nấy, phần lớn thu nhập của gia đình ông có từ mảnh vườn này. Theo ông, trồng rau thu nhập cao gấp 2, 3 lần trồng lúa. Để tưới rau, ông dùng nguồn nước bơm từ giếng lên. Nguồn phân xanh, phân chuồng được tận dụng. Thường thì ông dùng đèn soi bắt sâu, chỉ trong điều kiện sâu bệnh trên cây rau nhiều bất khả kháng ông mới dùng thuốc BVTV. Tuy nhiên, việc dùng thuốc được ông thực hiện theo đúng liều lượng và chỉ dẫn, thuốc mua có nguồn gốc, địa chỉ rõ ràng. Thời gian cách ly từ lúc phun thuốc đến khi thu hoạch được tuân thủ nghiêm ngặt, tránh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

 

Sản phẩm từ các vùng rau nhờ thế được khách biết đến nhiều, không riêng tiêu thụ bán buôn cho các mối hàng đem về thành phố mà còn có nhiều khách dưới xuôi đi công tác hoặc thăm quan, du lịch tìm đến vùng rau mua về thưởng thức và làm quà với số lượng lớn. Chị Phạm Thu Phương, khách du lịch từ Hà Nội lên Mai Châu đã không quên ghé qua xóm Piềng Phung, xã Nà Phòn đặt mua cả trăm bó rau cải và tầm bóp về làm quà. Chị Phương cho biết: Bạn bè giới thiệu rau ở đây sạch, an toàn nên mình tìm mua bằng được. Rau này đem về là quà biếu là quý lắm! 

 

Theo ông Khà Văn Diện, Phó phòng NN&PTNT huyện Mai Châu, vụ đông toàn huyện có diện tích hơn 200 ha, chủ yếu là trồng rau, đậu. Diện tích vụ đông trồng tập trung ở các xã Nà Phòn, Xăm Khòe, Tòng Đậu và Mai Hịch, đây cũng là những vùng đã hình thành thị trường hàng hóa. Sản lượng rau xanh các loại do người dân trồng được ước tính đáp ứng 70% - 80% nhu cầu thị trường nội huyện.

 

 

 

                                                                            Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục