Chưa có thống kê cuối cùng, song chắc chắn chưa năm nào các ngân hàng Việt Nam thay tướng nhiều như 2012...

Bối cảnh chuyển giao năm nay không còn màu hồng như loạt bổ nhiệm, chiêu mộ như thời 2006 - 2007.
 
Loạt thay đổi tổng giám đốc trong năm 2012 không chỉ gắn với mỗi ngân hàng thương mại, mà còn phản ánh những thay đổi lớn trong hệ thống.

Ở mỗi mô hình khác nhau, vị trí, vai trò và sự ảnh hưởng của tổng giám đốc trong mỗi ngân hàng sẽ khác nhau. Dù thế nào họ đều là những người lãnh đạo quan trọng, thậm chí là linh hồn của ngân hàng đó.

18 quyết định trong năm

Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) và Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) mở đầu cho làn sóng thay tướng trong năm 2012, ngay từ ngày 1/1. Và đến thời điểm này, thống kê qua các thông tin công bố, đã có 18 quyết định như vậy trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.

18 thành viên này gồm: Western Bank, Techcombank, ACB, Sacombank, Southern Bank, VPBank, Tienphong Bank, SCB, ABBank, Kienlong Bank, Baoviet Bank, Maritime Bank, OCB, LienVietPostBank, VietABank, VietCapital Bank, MDB và BIDV.

Phía sau con số 18 này là tần suất thay đổi khá dày tại một số thành viên. Một số trường hợp phải thay đổi từ 2 - 3 tổng giám đốc chỉ trong vài năm trở lại đây; có trường hợp người vừa bổ nhiệm chưa ấm chỗ đã lại chuyển.

Mỗi quyết định gắn với mỗi lý do khác nhau. Do thực hiện tái cơ cấu; do thay đổi nhiệm kỳ hoặc người tiền nhiệm đến tuổi nghỉ hưu; do thay đổi lớn về chủ sở hữu, từ hoạt động thâu tóm; do sự cố pháp lý; do các khó khăn nội tại…

Trong đó, có những thay đổi thu hút sự chú ý của công chúng, thậm chí là gây xôn xao trên thị trường. Như đầu năm là sự kiện ông Nguyễn Đức Vinh chia tay Techcombank. Hay ông Phan Huy Khang làm tổng giám đốc Sacombank, sau những thay đổi lớn về chủ sở hữu và cơ cấu quản trị. Hay ông Đỗ Minh Toàn làm tổng giám đốc ACB sau khi người tiền nhiệm gặp rủi ro pháp lý.

Chuyển giao trong gian khó

Dễ thấy trong loạt thay đổi năm 2012 vẫn gắn với nhiều gương mặt cũ. Ông Nguyễn Đức Vinh sau khi rời Techcombank đã trở lại làm tổng giám đốc VPBank. Ông Phan Huy Khang trước khi đến Sacombank là tổng giám đốc Southern Bank. Ông Nguyễn Hưng rời VPBank đến với TienPhong Bank. Hay những thay đổi vị trí điều hành cao nhất từ VietABank đến ABBank cũng vậy…

Nhưng, một nét mới đã nhen nhóm: thuê CEO người nước ngoài. Hướng thay đổi này gắn với Techcombank, Maritime Bank và MDB. Thành công hay không của hướng đi này vẫn còn ở phía trước.

Còn thay đổi rõ nét hơn trong đội ngũ lãnh đạo cao cấp tại các ngân hàng thương mại năm 2012 là xuất hiện nhiều gương mặt mới, một sự kế thừa của thế hệ trẻ - điều đã bắt đầu thể hiện trong năm 2011 như tại VIB, OceanBank.

Tại nhiều thành viên, tổng giám đốc hiện nay là thế hệ “7x”, trên dưới 40 tuổi - trẻ và ở độ chín của nghề. Họ chủ yếu là những hạt nhân của chính ngân hàng gây dựng nhiều năm qua, và nay là thời điểm chuyển giao.

Tổng giám đốc một ngân hàng đã nhiều tuổi từng chia sẻ rằng: “Mình làm tổng giám đốc đã quá lâu, có khi lại kìm hãm sự phát triển của tuổi trẻ. Cá nhân tôi với ngân hàng đến giờ không phải là quá quan trọng, bởi lúc này chúng tôi đã có nhiều gương mặt mới, tài năng và sẵn sàng thay thế”.

Phía sau những thay đổi đó là cơ hội cho những gương mặt mới, cho thế hệ trẻ thể hiện và khẳng định mình. Song, thử thách phía trước là rất lớn. Bởi bối cảnh chuyển giao năm nay không còn màu hồng như loạt bổ nhiệm, chiêu mộ như thời 2006 - 2007. Họ đang đối diện với thực tế được xem là khó khăn nhất trong nhiều năm qua, hơn cả năm khủng hoảng 2008.

 

                                                                           Theo Báo NLĐ

 

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục