Nông dân xã Nuông Dăm (Kim Bôi) khai thác gỗ nguyên liệu bán cho các nhà máy, giá trị ước đạt từ 60- 70 triệu đồng/ha.

Nông dân xã Nuông Dăm (Kim Bôi) khai thác gỗ nguyên liệu bán cho các nhà máy, giá trị ước đạt từ 60- 70 triệu đồng/ha.

(HBĐT) - Năm 2012, huyện Kim Bôi đặt kế hoạch trồng mới 800 ha rừng nhưng đến hết tháng 12, toàn huyện đã trồng mới 2.162,5 ha, vượt kế hoạch 216%. Diện tích rừng được trồng chủ yếu là rừng kinh tế, chủ yếu do người dân tự đầu tư kinh phí để trồng rừng. Một số xã có diện tích trồng rừng lớn là Sơn Thuỷ 190 ha, Nuông Dăm trên 200 ha, Kim Sơn 140 ha, Thượng Bì 147 ha, Bình Sơn 70 ha, Đông Bắc 75 ha, Cuối Hạ 65 ha… Huyện tập trung chỉ đạo các xã khai thác rừng trồng đến kỳ thu hoạch với diện tích 1.374,9 ha, sản lượng gỗ đạt từ 60- 70 triệu đồng/ha. Các xã chủ động khai thác đến đâu, trồng mới luôn đến đó.

 

Năm 2012, xã, thị trấn trong huyện Kim Bôi khai thác được gần 70.000 m3 gỗ rừng trồng giá trị thu được hơn 90 tỷ đồng. Trồng rừng đang là hướng đi đầy triển vọng của nền kinh tế nông - lâm nghiệp ở vùng đất Mường Động này.

 

Từ năm 2000 lại đây, trên địa bàn Kim Bôi rộ lên phong trào trồng rừng kinh tế, bình quân mỗi năm, các lâm trường và hộ dân đầu tư hàng tỷ đồng để trồng mới 700 ha rừng trở lên góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho hàng nghìn lao động. Việc đẩy mạnh trồng rừng đã góp phần đưa độ che phủ rừng của huyện lên 49,3%. Người nông dân đã tự bỏ tiền túi ra trồng rừng. Hướng đi của huyện trong thời gian tới là chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh tế lâm nghiệp sang trồng rừng và chế biến lâm sản nhằm đem lại thu nhập cao cho người dân.

 

Xã Kim Truy là một trong các địa bàn có phong trào trồng rừng khá mạnh. Ông Bùi Mạnh Thường, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Truy cho biết, bộ mặt nông thôn và đời sống người dân ở đây được đổi thay là nhờ trồng rừng. Trước đây, dân trồng thuê cho Lâm trường Kim Bôi. Từ năm 2000 đến nay, bà con tự đầu tư trồng rừng, giống mua ở Lâm trường. Nhờ có dự án 5 triệu ha rừng nên người dân nghèo vừa trồng rừng, vừa có gạo ăn nên ổn định đời sống. Trồng rừng không khó, không cần nguồn vốn lớn, vấn đề là sự cần cù, chịu khó của người dân. Xã có diện tích lâm nghiệp 470 ha, trong đó, diện tích rừng phòng hộ 170 ha, rừng sản xuất 120 ha. Có 4 xóm có diện tích rừng là Trại ổi, Yên, Giếng và Cóc Lẫm. Các hộ đều được giao đất theo Quyết định 02 của Chính phủ. Năm 2012, xã khai thác 50 ha rừng keo và trồng mới lại 50 ha. Rừng năm thứ 2 và thứ 3 khoảng 70 ha đang phát triển tốt. Giá trị thu được khoảng 1.000 ste, tương đương 2.000 m3 với giá 700.000 đồng/ste, chủ yếu bán cho thương lái Hải Phòng. Cả xã có 3 - 5 hộ có diện tích từ 3 - 5 ha cho thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng/ha. Hộ ông Quách Văn Quyên ở thôn Cóc Lẫm có diện tích 10 ha bắt đầu trồng từ năm 2005, vừa cho thu hoạch chu kỳ 1 với tổng thu nhập trên 500 triệu đồng. ông Quyên cho biết: Giống cây mua ở Lâm trường, chủ yếu là keo lai chất lượng tốt giá 400 đồng/cây. Đầu tư cho 1 ha rừng trồng khoảng 2 triệu đồng.

 

Theo lãnh đạo huyện Kim Bôi, thực hiện đề án phát triển trồng rừng kinh tế,  huyện tập trung rà soát lại quỹ đất lâm nghiệp, hỗ trợ và vận động nhân dân trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp. Năm 2013, toàn huyện phấn đấu trồng mới 1.000 ha rừng, giao trên 37.000 ha rừng cho nhân dân chăm sóc và bảo vệ.

 

Bên cạnh hiệu quả như đã nêu, việc trồng rừng kinh tế ở Kim Bôi đang gặp những khó khăn, vướng mắc, đó là việc trồng rừng kinh tế còn mang nặng tính tự phát. Huyện cần có thống kê và đánh giá một cách cụ thể, có hệ thống về vấn đề trồng rừng để từ đó có những giải pháp hợp lý phát triển vốn rừng, tránh tình trạng giao đất rừng chồng chéo. Bên cạnh đó, ở nhiều nơi, người dân sống gần rừng nhưng thiếu đất sản xuất cho nên dẫn đến tranh chấp, lấn chiếm đất của doanh nghiệp, lâm trường để trồng rừng.

 

Có thể nói, nghề trồng rừng ở Kim Bôi đã có bước cải thiện đáng kể nhưng vẫn đầy khó khăn do đầu ra thiếu ổn định và giá cả còn bấp bênh. Người trồng rừng trong huyện chủ yếu là khai thác bán cho các nhà máy sơ chế gỗ dăm trên địa bàn và các tỉnh lân cận. Để bán gỗ cho các nhà máy, yêu cầu được đưa ra với người trồng rừng, đó là phải bóc vỏ, đây là công việc khó khăn, mất nhiều thời gian, còn kích thước cũng được khống chế, riêng cành ngọn (bằng một phần ba khối lượng khai thác) hầu như phải bỏ để sử dụng vào việc đun nấu là chính.

 

Cũng theo lãnh đạo huyện Kim Bôi, để nâng cao hiệu quả nghề trồng rừng, trước hết phải ưu tiên việc chế biến nguyên liệu để xuất khẩu chứ không thể dừng lại ở mức độ xay ra làm gỗ dăm. Từ định hướng đó, huyện đang kết nối để liên doanh hợp tác với Nhà máy chế biến gỗ cao cấp MDF tại Yên Thuỷ. Được biết, đối với nhà máy chế biến gỗ cao cấp MDF, nguyên liệu không cần bóc vỏ, cành ngọn có kích cỡ nhỏ đều sử dụng được. Đây là một lợi thế cho người trồng rừng. Cùng với việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nên đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất có quy mô lớn nhằm chế biến sâu hơn sản phẩm từ rừng, chắc chắn nghề trồng rừng ở Kim Bôi phát triển cao hơn, bền vững hơn.

 

 

                                                                               Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục