Nhiều hộ dân ở xóm Tháu đã sắm được các tiện nghi sinh hoạt trong gia đình như: tủ lạnh, nồi cơm điện, máy giặt… Trong ảnh: Bà Nguyễn Thị Nghi trong căn nhà mới xây.

Nhiều hộ dân ở xóm Tháu đã sắm được các tiện nghi sinh hoạt trong gia đình như: tủ lạnh, nồi cơm điện, máy giặt… Trong ảnh: Bà Nguyễn Thị Nghi trong căn nhà mới xây.

(HBĐT) - Đã lâu lắm nay tôi mới có dịp trở lại xóm Tháu, xã Thái Thịnh (TP Hoà Bình). Xóm trước đây từng được gọi là “xóm đèn dầu”, nằm ở lưng chừng đồi dốc tới 450 so với mặt nước, địa hình khó khăn cho việc đi lại và làm ăn, khó phát triển kinh tế. Nhưng với sự cần cù, chịu thương chịu khó của người dân nơi đây mà xóm đang từng ngày đổi thay.

 

Ghé thăm nhà bác Quách Trọng Hiếu, “cư dân” đã có nhiều năm gắn bó với  xóm Tháu, bác hồ hởi: từ khi có điện, xóm này vui lắm các chú ạ! Trước đây  chỉ biết ngắm ánh đèn từ lòng hồ sông Đà hắt lên, giờ trong nhà, ngoài sân cứ tối đến là đèn điện sáng ngời. Ở đây, gia đình tôi chỉ có 2 vợ chồng, trước kia không có điện buồn lắm! Bây giờ vợ chồng có thêm cái tivi bầu bạn. Ngày đi làm, tối đến, 2 vợ chồng lại được nghỉ ngơi xem tivi thế là nhất rồi. Không chỉ gia đình bác Hiếu, mọi sinh hoạt của người dân xóm Tháu giờ đều đã gắn với những tiện nghi như: tủ lạnh, nồi cơm điện, máy giặt…   

 

Xóm Tháu là cộng đồng dân cư từ các tỉnh, thành phố: Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Phú Thọ, Hòa Bình tụ họp về sinh sống, lập nghiệp. Hiện nay, xóm có gần 90 hộ dân với hơn 200 nhân khẩu. Trò chuyện với những người đã có nhiều năm gắn bó với xóm, chúng tôi được biết trước đây trẻ em trong xóm phải chèo thuyền qua sông sang tận trường Thái Thịnh hoặc đi xuống trung tâm thành phố để học. Cá biệt có những gia đình phải gửi con về quê nhờ người thân lo chuyện học hành. Chính vì vậy, tỷ lệ trẻ đến trường đúng độ tuổi ở xóm Tháu tuy chưa có con số thống kê đầy đủ song luôn ở mức thấp. Vài năm lại đây, nhờ có sự quan tâm của chính quyền, trẻ em trong xóm được ưu tiên đi học trái tuyến. Lũ trẻ xóm Tháu giờ chỉ phải đi 2 km xuống trường Thái Bình để học. Vừa có cơ hội gần gũi cha mẹ lại không lo hiểm họa sông nước, tỷ lệ trẻ em xóm Tháu được đến trường tăng cao hơn hẳn với gần 100% số trẻ được ra lớp đúng độ tuổi.

 

Anh Quách Văn Thống, công an viên kiêm quyền trưởng xóm cho biết: Được sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền các cấp, xóm Tháu ngày càng đổi mới. Con đường đầy sỏi, đá giờ đây đã được bê tông hóa, dân trong xóm đã biết dùng điện để phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển TTCN… Do đó, đời sống của nhân dân nơi đây không ngừng được nâng lên với thu nhập bình quân năm 2012 đạt 13 triệu đồng/người/năm, số hộ nghèo, cận nghèo giảm theo từng năm. Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể xã, xóm thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu VH- VN, TD- TT, tặng quà cho hộ gia đình chính sách, người già neo đơn, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn…, nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân xóm Tháu ngày càng được cải thiện.

 

Tuy vậy, hiện nay, xóm Tháu vẫn gặp phải không ít khó khăn. Anh Quách Văn Thống cho biết thêm: Hiện nay, xóm vẫn chưa có nhà văn hóa nên các hoạt động hội họp đều phải tổ chức tại nhà dân. Bên cạnh đó, xóm chưa có nước sạch, mọi sinh hoạt vẫn phải dựa vào nguồn nước tự nhiên. Đặc biệt dù đã tồn tại gần 30, năm song xóm vẫn chưa có quyết định thành lập chính thức, chính quyền xóm vẫn chỉ là chính quyền lâm thời. Người dân nơi đây vẫn đau đáu với câu hỏi: Liệu bao giờ xóm Tháu mới được chính thức thành lập?

 

                                                                          Hoài Nam (TTV)

 

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục