Mô hình trồng thanh long của gia đình ông Nguyễn Văn Khích ở xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) mang lại hiệu quả kinh tế khá.

Mô hình trồng thanh long của gia đình ông Nguyễn Văn Khích ở xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) mang lại hiệu quả kinh tế khá.

(HBĐT) - Trong những năm qua, Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn đã tập trung đẩy mạnh 3 phong trào thi đua ở các cấp Hội. Trọng tâm là phong trào SXKDG, đoàn kết giúp nhau XĐ-GN và làm giàu chính đáng. Xác định rõ yêu cầu nhiệm vụ và đặc điểm của địa phương, các cấp Hội đã tập trung công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ KH-KT, dịch vụ giống, vốn, vật tư phân bón giúp cho hội viên nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình.

 

Trong những năm qua, Hội đã phối hợp với các ngành mở được 180 lớp tập huấn KN-KL với trên 1.200 lượt hội viên tham gia, xây dựng trên 15 mô hình điểm trình diễn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi theo phương pháp mới hiệu quả cao; tổ chức dạy nghề nông nghiệp cho 600 lượt người. Phối hợp với NH NN&PTNT huyện thực hiện tốt tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, các cơ sở hội trong toàn huyện thành lập 72 tổ nhóm tín chấp vay vốn cho 1.952 hộ vay 23 tỷ đồng. Phối hợp với NH CSXH huyện nhận uỷ thác vốn tín dụng ưu đãi ở 32 tổ TK&VV cho 1.530 hộ vay 32 tỷ đồng. Nhìn chung, các hộ nông dân được vay vốn đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

 

Theo đánh giá của HND huyện Kỳ Sơn, hoạt động của Hội nông dân các cấp đã góp phần tích cực tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo của huyện hàng năm giảm từ 2 -3%, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 6,27%. Số hộ SXKDG ngày càng tăng, năm 2012, toàn huyện có 2.900 hộ đạt SXKDG 4 cấp.

 

Để nâng cao chất lượng phong trào, HND huyện đã chú trọng công tác chuyển giao KH-CN và xây dựng mô hình có hiệu quả. Hàng năm, chỉ đạo các cấp Hội đăng ký các mô hình điểm, chọn những nơi có phong trào và lấy các chủ trang trại, các hộ SXKDG làm địa bàn chỉ đạo. Chọn hộ gia đình, chọn địa điểm có quy mô và điều kiện SX phù hợp với yêu cầu của từng mô hình để thực hiện; phối hợp với các cơ quan chuyên môn tập huấn kỹ thuật, chỉ đạo theo dõi, tổng kết mô hình, tổ chức hội thảo đầu bờ rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng. Được sự chỉ đạo của HND tỉnh, HND huyện đã thành lập 33 CLB nông dân  nhóm sở thích với 390 hội viên tham gia. Các CLB xây dựng quy chế hoạt động và bầu Ban chủ nhiệm chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung và điều hành hoạt động.

 

Việc xây dựng các mô hình điểm ứng dụng tiến bộ KH-KT vào SX đã mang lại hiệu quả cao, nhiều nơi đã nhân rộng trên địa bàn, một số nơi đã ứng dụng thành công nâng cao hiệu quả kinh tế có thu nhập từ trên 150- 200 triệu đồng/ha/năm, điển hình như mô hình trồng rừng của hộ hội viên Trịnh Văn Yên, khu 4, thị trấn Kỳ Sơn, chăn nuôi gà thịt của hộ Nguyễn Văn Quỳnh, chăn nuôi lợn thịt của hộ Nguyễn Văn Tiến, xã Hợp Thịnh; SX gạch nung của hộ Lại Văn Minh, thị trấn Kỳ Sơn...

 

                                                                           Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục