Vụ dưa năm 2013, nông dân huyện Kim Bôi cơ bản có lãi. Ảnh: Nông dân xã Tú Sơn (Kim Bôi) bán lẻ dưa cuối vụ trên đường 12B.

Vụ dưa năm 2013, nông dân huyện Kim Bôi cơ bản có lãi. Ảnh: Nông dân xã Tú Sơn (Kim Bôi) bán lẻ dưa cuối vụ trên đường 12B.

(HBĐT) - Cuối tháng 5 cũng là cuối vụ thu hoạch dưa hấu, dưa bở ở huyện Kim Bôi. Nhiều năm nay, Kim Bôi đã trở thành vùng trồng dưa lớn nhất tỉnh với diện tích vài trăm ha. Đến thời điểm này, nông dân trồng dưa đã có thể thở phào nhẹ nhõm bởi dưa năm nay mặc dù giá không cao lắm nhưng dễ tiêu thụ.

 

Dọc tuyến đường 12B từ các xã Tú Sơn, Đông Bắc, Hạ Bì đến Hợp Kim, Nam Thượng, Sào Báy chỉ còn lác đác một số quán bán dưa do nhân dân dựng lên và chủ yếu là những quả nhỏ, dọn vườn. Quả to, bà con nông dân đã bán buôn cho thương lái đi tiêu thụ các nơi. Cuối Hạ là xã mấy năm nay đã chuyển những diện tích cấy lúa bấp bênh sang trồng dưa. Năm 2013, nông dân trong xã đã trồng 3 ha dưa hấu, 5 ha dưa bở. Chủ tịch UBND xã Bùi Thanh Chương cho biết: Sau 3 tháng trồng, đầu tư chăm sóc, đến đầu tháng 5, dưa bắt đầu cho thu hoạch. Hiện nay, nhân dân đã cơ bản thu hoạch xong và tiêu thụ hết dưa. Giá dưa hấu trung bình đầu vụ 10.000 đồng/kg, dưa bở 7.000 đồng/kg; chính vụ, dưa hấu có giá 4.000 đồng/kg, dưa bở 3.000 đồng/kg. Với năng suất ước tính 25 tấn/ha, trừ chi phí, nông dân vẫn có lãi khoảng 50%.

Anh Bùi Văn Sử ở xóm Chạo trồng dưa gần chục năm chia sẻ: Dưa bở dễ trồng, chi phí thấp, ít sâu bệnh, một dây có thể cho 2 - 3 quả và có thể trồng xen với loại cây khác nhưng thời gian thu hoạch ngắn. Dưa hấu nhiều công chăm sóc, chi phí đầu tư cao hơn nhưng bảo quản được lâu hơn. Vụ dưa năm nay, anh trồng 5.000 gốc, tương đương gần 6.000m2 dưa hấu, 1 sào dưa bở xen bí đỏ. Sau 3 tháng, anh đã có trong tay 40 triệu đồng từ bán dưa hấu, trong chí chi phí hết khoảng 17 triệu đồng, dưa bở bán được 6 triệu đồng, chưa kể thu bí quả. Thương lái đến tận vườn thu mua.

 

Tuy nhiên, trồng dưa rủi ro cũng cao, thời gian thu hoạch ngắn, trong khi đó, nhân dân chưa áp dụng biện pháp bảo quản nào. Nếu không may thời kỳ thu hoạch gặp mưa đá như năm 2005 bị hỏng hoặc gặp thời tiết mát cũng khó tiêu thụ. Sào Báy là một trong những xã trồng nhiều dưa nhất huyện. Vụ này, xã trồng 20 ha dưa hấu, 40 ha dưa bở. Ông Bùi Văn Dinh, Chủ tịch UBND xã cho biết: Chính vụ thu hoạch của dưa bở trong tháng 4 và trước dưa hấu khoảng gần 1 tháng. Do thời tiết lúc đó có rét nàng Bân nên thời kỳ này, giá bán không cao 2.500 – 3.000 đồng/kg. Dưa hấu thu hoạch sau nên bán được giá hơn, bán buôn tại ruộng trung bình 6.000 đồng/kg. Cái được của vụ dưa năm nay là thương lái đến tận nơi mua buôn, việc tiêu thụ không khó khăn. Song qua thực tế nhiều năm cho thấy, việc trồng và thu hoạch dưa vẫn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Vì vậy, xã khuyến cáo nhân dân thời điểm này không nên mở rộng và ổn định diện tích dưa để hạn chế rủi ro.  

 

Trao đổi với bà Bùi Thị Tâm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi được biết, vụ dưa 2013, toàn huyện trồng 159 ha dưa hấu, trên 130 ha dưa bở. Huyện đã chỉ đạo các xã chuyển những diện tích cây lúa không ăn chắc sang trồng cây màu, trong đó có các loại dưa. Nếu thời tiết thuận, trồng dưa cho hiệu quả cao hơn nhiều lần cấy lúa. Song cũng chính do sự bấp bênh về giá, thời tiết và sức mua của thị trường nên huyện không khuyến khích người dân mở rộng diện tích. Đã có những bài học về việc được mùa rớt giá hay gặp thiên tai, người nông dân bị lỗ. Dưa Kim Bôi nhiều năm nay đã được người tiêu dùng ở TP. Hoà Bình và các tỉnh lân cận  đón nhận. Vào mùa thu hoạch dưa, các loại hoa quả khác trên thị trường thành phố đều bị lép vế hơn. Khách hàng ưa thích dưa địa phương bởi giá rẻ lại tươi ngon, không bảo quản lâu như hoa quả các nơi khác chuyển đến. Vụ dưa năm 2013, cơ bản người nông dân có lãi.

 

                                                                    Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục