Nhân dân xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) ươm giống keo lai chuẩn bị cho vụ trồng rừng hè - thu năm 2013.

Nhân dân xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) ươm giống keo lai chuẩn bị cho vụ trồng rừng hè - thu năm 2013.

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, bám sát những định hướng của cấp uỷ Đảng, chính quyền, huyện Lạc Thuỷ đã đề ra nhiều giải pháp xoá đói - giảm nghèo một cách hiệu quả. Đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Trưởng phòng LĐ-TBXH huyện Lạc Thuỷ cho biết: Là huyện thuần nông, cấp uỷ Đảng, chính quyền xác định tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hoá, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh gắn sản xuất với chế biến sản phẩm.

 

Từ định hướng đó, bên cạnh  thu hút các dự án đầu tư, huyện cũng xác định các ngành thế mạnh, có tiềm năng và gắn với giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. Trong đó, trọng tâm là kinh tế rừng và chế biến nông sản, phát triển các ngành nghề truyền thống. Với lợi thế, tiềm năng đất đai và nguồn nhân lực dồi dào tại địa phương với những cơ chế chính sách thông thoáng, khuyến khích phát triển lâm nghiệp nên ở Lạc Thủy có khoảng 6.000 hộ dân nhận khoán đất lâm nghiệp diện tích từ 0,5 ha trở lên. Nhờ đó, nhiều gia đình của các xã trong huyện được giao đất lâm nghiệp biết làm giàu từ mô hình trồng rừng kinh tế. Ngoài diện tích được giao, nhiều hộ còn liên doanh trồng rừng kinh tế với công ty lâm nghiệp, lâm trường trong huyện. Các hộ trồng rừng còn thực hiện các mô hình kinh tế cho hiệu quả cao dưới tán rừng như nuôi lợn, gà thả vườn dưới tán rừng, nuôi ong lấy mật, xây dựng mô hình VACR liên hoàn... Nhờ những mô hình kinh tế này, cuộc sống của người dân đang ngày càng khởi sắc.  Gắn với phát triển kinh tế rừng, Lạc Thuỷ cũng đẩy mạnh công nghiệp chế biến lâm sản, trong đó chủ yếu là  chế biến bột keo, mô hình này không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong huyện. Theo đồng chí Thụân, hiện nay, trên địa bàn huyện có 20 xưởng chế biến bột keo, chủ yếu tại các xã dọc theo tuyến sông Bôi như: Khoan Dụ, Phú Thành, Cố Nghĩa... Nhờ có các xưởng chế biến này, gỗ keo từ các xã vùng sâu như:  Liên Hoà, An Bình, Hưng Thi, Đồng Môn được đưa xuống tiêu thụ và mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Không những vậy, các xưởng chế biến này trung bình giải quyết việc làm cho khoảng 10 lao động thường xuyên và nhiều lao động thời vụ với mức thu nhập bình quân từ  4 - 6 triệu đồng/tháng.

 

Cùng với phát triển kinh tế rừng, Lạc Thuỷ đã năng động đi tắt đón đầu đào tạo nghề cho lao động theo địa chỉ dựa trên nhu cầu của các doanh nghiệp ngay trên địa bàn huyện. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết thêm: Hiện, toàn huyện có 26 dự án đầu tư trực tiếp vào huyện, trong đó, chủ yếu là các nghề về TTCN, chế biến sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ... Đây cũng chính là cơ hội để người lao động trong huyện tiếp cận được với việc làm. Bắt đầu triển khai dự án may tại xã Phú Thành, ngay từ đầu năm nay, TT dạy nghề Lạc Thuỷ đã tổ chức tuyển sinh hơn 500 chỉ tiêu đào tạo nghề may cho lao động nữ trên địa bàn huyện. Hiện, Trung tâm đã lắp hệ thống dàn máy may để vừa học, vừa nhận sản phẩm may cho công ty. Huyện cũng đã chọn công nhân có tay nghề gửi ra Công ty để nâng cao tay nghề và học quản lý để sau này về quản lý tại xưởng. Mô hình này vẫn đang được huyện Lạc Thuỷ tiếp tục triển khai các dự án khác nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động.

 

Nhờ có các giải pháp và thực hiện một cách đồng bộ, Lạc Thuỷ đã từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân, xoá đói - giảm nghèo một cách bền vững. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo trong huyện giảm còn hơn 16%, thu nhập bình quân đầu người tăng lên hơn 18 triệu đồng/năm.

 

 

                                                                  Phương Linh

 

Các tin khác


Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình từ 3 - 7/10: "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao"

(HBĐT) - Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình năm 2023 với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".

Tạo sinh kế để người dân bảo vệ rừng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục