Vấn đề thu hái, bảo quản khó khăn là một trong những trở ngại trong việc nâng cao giá trị thu nhập cho người trồng mắc coọc.

Vấn đề thu hái, bảo quản khó khăn là một trong những trở ngại trong việc nâng cao giá trị thu nhập cho người trồng mắc coọc.

(HBĐT) - Theo Nghị quyết số 03 - 04/HU của Huyện ủy Cao Phong, cây mắc coọc được định hướng tập trung phát triển tại xã vùng cao Yên Thượng với quy mô 18.000 cây trong giai đoạn 2006 - 2010. Triển khai Nghị quyết này, Trạm KN-KL huyện đã nghiên cứu phương pháp chiết, dâm cành để tiến hành trồng. Khoảng 70 hộ dân đã tham gia đầu tư, nhân rộng vùng trồng mắc coọc.

 

Đáng lý sau 7 năm tập trung phát triển, mô hình đã thu được kế quả ban đầu, ít nhất lứa cây dâm, chiết đầu tiên đã cho quả bói. Tuy nhiên, trên thực tế, dự án đã không thành công. Thay vì kỳ vọng cùng với các loại cây ăn quả khác (quýt, cam, chanh), mắc coọc sẽ đóng góp đáng kể trong tăng sản lượng quả các loại đến năm 2014 của huyện đạt trên 10.000 tấn, tuy nhiên, diện tích mắc coọc tăng rất thấp, chỉ đạt 27,5% kế hoạch. Trong khi đó, 2 loại cây trồng khác phát triển mạnh là mía và cam, đặc biệt là cam, quýt đã tăng diện tích lên gấp 2,35 lần.

 

Vốn khó tính, ưa lạnh, chỉ sai quả khi trồng trên đất vùng cao Yên Thượng, mắc coọc bản địa được bà con nơi đây trồng tự phát, hầu như nhà nào cũng trồng nhưng chỉ một vài cây, nhiều nhất là trên chục cây. Việc trồng cũng đơn giản, chưa đưa KH-KT vào nên chất lượng quả không đồng đều, còn nhiều quả còi cọc. Giá trị của cây mắc coọc dần được biết đến nhiều hơn do được người tiêu dùng trên thị trường ưa chuộng, trở thành cây hàng hóa mang lại nguồn lợi, thu nhập đáng kể, cây xóa đói, giảm nghèo nếu có sự hỗ trợ, đầu tư thâm canh. Đây cũng là mục tiêu chính mà Nghị quyết 03 - 04/HU đề ra.

 

Đồng chí Đinh Văn Thái, Phó Trạm KN-KL huyện chia sẻ: Chúng tôi đã khảo sát, tìm hiểu ngoài xã Yên Thượng còn có xã Yên Lập, Xuân Phong cũng trồng một số ít cây mắc coọc nhưng ở các xã này, cây ít cho quả và không cho quả thường xuyên. Có lẽ nhờ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp mà tại xã Yên Thượng, mắc coọc năm nào cũng cho quả, mỗi cây bình quân thu 70 kg đến 1,5 tạ quả/vụ, cây sai nhất có thể cho đến 2 tạ quả. Với mỗi kg mắc coọc hiện nay có giá từ 8.000 - 10.000 đồng, khoản thu nhập từ mắc coọc không hề nhỏ. Với sự hỗ trợ kỹ thuật, cây giống của huyện, các hộ đã triển khai trồng cây mắc coọc với quy mô lớn, công tác tuyên truyền, vận động, chuyển giao KH-KT cũng được tăng cường tới hộ gia đình. Một số hộ hăng hái tham gia đầu tư trồng hàng trăm cây theo phương pháp dâm, chiết như Bùi Văn Long ở xóm Um, ông Bùi Văn Chung ở xóm Bãi Thoáng...

 

Có một thực tế là do tập quán canh tác của người dân vẫn chưa nhiều thay đổi, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đầu tư thâm canh, thêm vào đó là vấn đề chăm sóc, bảo vệ kém, để gia súc phá hoại nên khi bắt tay vào trồng chưa được bao lâu, diện tích trồng đã thui chột đi một nửa. 50% diện tích còn lại được duy trì do thiếu chăm sóc nên hầu hết cây sinh trưởng, phát triển kém. Theo đồng chí Bùi Đức Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thượng, ngoài lý do từ phía người dân chưa đầu tư, quan tâm bảo vệ thỏa đáng, có nhiều yếu tố khác khiến bà con chưa mặn mà với việc phát triển vùng mắc coọc. Đó là giá cả thị trường còn bấp bênh, vấn đề bảo quản quả trong quá trình thu hái, vận chuyển khó khăn nên sản phẩm làm ra bị ép giá. Đang ở cuối vụ thu hái mắc coọc, giá bán bình quân ở chợ huyện, thành phố từ 15.000 - 20.000 đồng/kg nhưng với hộ trồng, giá bán đổ cho thương lái thường rẻ hơn một nửa, thậm chí già nửa. ước tính, sản lượng thu hoạch toàn xã khoảng trên 10 tấn.

 

Cũng theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, hiện nay, nhiều hộ trồng mắc coọc chưa thấy nhiều nguồn lợi từ cây mắc coọc nên nản, có ý tưởng muốn phá bỏ cây mắc coọc để trồng cam với hy vọng cho hiệu quả cao hơn. Để dự án có thể vực dậy được, vấn đề tiên quyết vẫn là thay đổi nhận thức và tập quán canh tác của người dân bên cạnh hỗ trợ khoa học - công nghệ trong sản xuất, bảo quản sản phẩm, tiếp cận thị trường hàng hóa. Có như vậy mới khích lệ người dân yên tâm tham gia dự án phát triển và nhân rộng cây mắc coọc mới ra khỏi nguy cơ “chết yểu”.

 

 

                                                                     Bùi Minh

 

Các tin khác


UBND huyện Lương Sơn xử phạt chủ đầu tư, yêu cầu dừng thi công dự án khu đô thị Đông Trường Sơn 

(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND huyện Lương Sơn ban hành Quyết định số 904 xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với Công TNHH Legacy Riverside, số nhà 01, ngõ 21, đường Phạm Văn Đồng, tiểu khu 13, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Khởi công xây dựng công trình chưa có mặt bằng được bàn giao, thiếu mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại huyện Lương Sơn.

Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu thủy sản

Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...

Bàn giao cơ quan có thẩm quyền dự án đầu tư xây dựng và cải tạo đường giao thông

(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng  đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Triển vọng phát triển cây nha đam tại xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.

Khơi thông nguồn vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng

(HBĐT) - Xác định nguồn vốn tín dụng có vai trò quan trọng đối với phát triển KT-XH địa phương, thời gian qua, ngành ngân hàng tỉnh đã quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng KT-XH ở mức hợp lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục