Với sự tham gia tích cực của người dân, xóm Thông (Hợp Thịnh, Kỳ Sơn) giờ đây đã có diện mạo hoàn toàn khác với hệ thống giao thông nông thôn và giao thông nội đồng đạt chuẩn NTM.

Với sự tham gia tích cực của người dân, xóm Thông (Hợp Thịnh, Kỳ Sơn) giờ đây đã có diện mạo hoàn toàn khác với hệ thống giao thông nông thôn và giao thông nội đồng đạt chuẩn NTM.

(HBĐT) - “Nhà nước đã làm cho gần hết rồi, mình chỉ góp thêm một phần rất nhỏ bé thì có đáng gì đâu mà kể công” – Ông cười xòa khi được hỏi về chuyện đã hiến hơn 100m2 đất thổ cư cho xóm Giếng 2 xã Hợp Thịnh, Kỳ Sơn làm đường giao thông nông thôn trong khuôn khổ chương trình xây dựng NTM. Theo ông, chẳng có gì đáng biểu dương bởi đó là hành động đương nhiên cần phải làm, đơn giản giống như việc người ta góp gạch, đá, xi măng.... để đặt nền móng xây dựng một ngôi nhà kiên cố.

 

Nhà ông Nguyễn Văn Chính (xóm Thông, xã Hợp Thịnh, Kỳ Sơn) không thuộc diện có của ăn, của để trong xóm. Năm miệng ăn trong gia đình đều trông cả vào nghề nông với tài sản quý giá nhất là những thửa đất ông bà tổ tiên để lại. Tháng 1/2011, xóm Giếng 2 khởi công làm đường giao thông nông thôn trong khuôn khổ thực hiện hương trình MTQG xây dựng NTM. Tuyến đường ngõ xóm nối từ nhà văn hóa xóm Giếng 2 tới nhà bà Đinh Thị Lâm về lịch sử là tuyến đường Đồi Sơn, trên giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, hộ gia đình ông Nguyễn Văn Chính đã được Nhà nước cấp cả tuyến đường. Trước thực tế đó, không phải đợi đến lúc cán bộ đến tuyên truyền vận động, gia đình ông Nguyễn Văn Chính đã tự nguyện cắt cho xóm Thông thửa đất thổ cư có chiều dài cạnh 53 m, rộng 2 m, tổng diện tích 106 m2.

 

Nói về chuyện này, người đàn ông có bộ dạng rất xuề xòa đó cười một cách thoải mái như nhắc đến một kỷ niệm: Nói là hiến đất thì to tát quá! Bê tông hóa cả một đoạn đường dài Nhà nước đã làm cho gần hết rồi, mình chỉ góp thêm một phần rất nhỏ bé thì có đáng gì đâu mà kể công. Vả lại, làm một con đường bền đẹp không những người dân trong xóm được hưởng lợi mà còn là của để dành đầy ý nghĩa cho con cháu đời sau. Được góp phần làm một điều tốt đẹp như thế, nhà tôi có mất thêm đất cũng vui vẻ hợp tác thôi mà.

 

Cũng sẵn sàng hiến đất để xã Hợp Thịnh xây dựng NTM như các gia đình ông Nguyễn Văn Chính, Nguyễn Xuân Thảo ở xóm Tôm đã tự nguyện hiến 84 m2 đất thổ cư để làm sân chơi của xóm, Nguyễn Văn Hồi ở xóm Thông đã hiến 12 m2 đất thổ cư để xây dựng nhà văn hóa xóm Thông, Nguyễn Văn Quỳnh (xóm Đồng Hương) hiến 89 m2 đất thổ cư để xây dựng nhà văn hóa, Dương Văn Tấn (xóm Trung Thành A) hiến 225 m2 đất vườn cho xóm làm sân chơi thể thao,  Nguyễn Thị Phan (xóm Thông) hiến 74 m2 đất vườn để xóm làm đường giao thông nội đồng… Trong gần 3 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM đã có 41 hộ dân hiến trên 4.600 m2 đất thổ cư, đất vườn để xã Hợp Thịnh đầu tư xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng theo tiêu chí NTM. Cụ thể, về giao thông nông thôn, đến nay, toàn xã đã nâng cấp và làm mới được 14.180 m đường theo hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Về thủy lợi đã kiên cố hóa được 12 tuyến kênh tưới với tổng chiều dài 6.756 m. Ngoài việc vận động người dân hiến đất để lấy mặt bằng xây dựng, các xóm còn tích cực huy động ngày công, nguyên vật liệu để đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, nhà văn hóa, sân thể thao... Thống kê sơ bộ của UBND xã Hợp Thịnh: Trong 3 năm, tổng số ngày công và nguyên vật liệu người dân đóng góp quy thành tiền khoảng 173 triệu đồng; tổng số diện tích đất các tập thể và cá nhân hiến đất 4.105,8 m2, trị giá khoảng 1.034 triệu đồng. Ngoài ra, cùng chung sức xây dựng NTM, các doanh nghiệp đã đóng góp 2.412 triệu đồng, các cá nhân đóng góp 100 triệu đồng, tổng các nguồn lực xã huy động được trong 3 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM khoảng 3.718 triệu đồng. Thực hiện phong trào thi đua “Toàn dân chung tay xây dựng NTM”, Ban chỉ đạo 800 xã Hợp Thịnh đã tuyên truyền, vận động nhân dân tự chỉnh trang nhà cửa, làm đẹp nơi ở, xây dựng các công trình phụ trợ, mua sắm các phương tiện phục vụ sản xuất… Kết quả, người dân trong xã đã cải tạo, xây mới 180 nhà ở, 14.871 m2 cổng, ngõ, tường rào để có cảnh quan xanh - sạch - đẹp; xây mới và nâng cấp 856 nhà tiêu, 563 giếng khơi, 55 giếng khoan, 203 bể nước mưa, 45 bể bioga phù hợp với chuẩn mới... Bằng hành động thiết thực và giản đơn, những người con của xã Hợp Thịnh đang cùng nhau xây một nền móng vững chắc cho “ngôi nhà” NTM của họ. Vì lợi ích chung, họ sẵn sàng tham gia tùy theo khả năng của mình. Người có đất thì hiến đất. Người có tiền thì góp tiền. Người không có đất, không có tiền thì góp ngày công lao động. Cứ như vậy, ngôi nhà NTM của xã Hợp Thịnh đang dần hiện lên với nền móng được xây dựng vững chắc. Không phải bằng nguyên vật liệu thông thường mà bằng tình yêu, bằng niềm tin, ý thức xây dựng quê hương giàu đẹp của những người con đầy trách nhiệm.

 

     

                                                                               Thu Trang 

 

 

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục