Nhân dân xóm Nhả, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) phát triển mô hình trồng mướp đắng lấy hạt đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhân dân xóm Nhả, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) phát triển mô hình trồng mướp đắng lấy hạt đem lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Đã 2 năm rưỡi trôi qua kể từ khi triển khai chương trình xây dựng NTM ở huyện Kỳ Sơn, bên cạnh những thuận lợi như có sự quan tâm, đồng thuận của cả hệ thống chính trị; sự chủ động của cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn trong xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, những khó khăn, trở ngại cũng dần bộc lộ.

 

Lúng túng trong thực hiện quy hoạch

 

Tính đến hết tháng 6, toàn huyện có 6 xã hoàn thành phê duyệt quy hoạch chung, 3 xã hoàn thành phê duyệt quy hoạch chi tiết  khu trung tâm. Vấn đề quy hoạch được gắn liền với AN-QP và lợi ích quốc gia, trong đó xã Hợp Thịnh đã công bố đồ án quy hoạch cấp xã, 8 xã còn lại đang chuẩn bị công bố. Tuy nhiên, trong quá trình quy hoạch, một số xã không đủ kinh phí thực hiện như Hợp Thành, Phú Minh do loay hoay với quy hoạch chi tiết khu trung tâm nên không còn kinh phí làm quy hoạch chung. Một số xã như Độc Lập, Dân Hạ, Mông Hóa, Yên Quang giải ngân không theo hướng dẫn nên hợp đồng với tư vấn cao hơn định mức và thiếu kinh phí cắm mốc lộ giới. Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện đã chỉ đạo phòng, ban chức năng theo dõi, hỗ trợ các xã, thị trấn trong công tác quy hoạch, đồng thời hướng dẫn và định hướng cho BCĐ 800 cấp xã phối hợp với các đơn vị tư vấn khẩn trương tiến hành xây dựng, thực hiện các nội dung.

 

Bên cạnh đó, chất lượng đề án còn chưa đảm bảo theo yêu cầu. Theo đồng chí Đặng Tuấn Anh, Phó phòng NN & PTNT, cơ quan thường trực BCĐ 800 của huyện, do một số xã quy hoạch vào đất lúa nên việc quy hoạch cần tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung. Trong khi đó, chính sách cụ thể đối với các hộ có diện tích đất lớn nằm trong quy hoạch lại chưa có. Chưa kể có nhiều trường hợp hộ gia đình hiến đất nhưng vấn đề cấp lại bìa, giấy chứng nhận QSD đất vẫn chưa được giải quyết kịp thời, thỏa đáng. Quá trình xây dựng đề án cho thấy Ban chỉ đạo ở một số xã trong công tác quy hoạch NTM còn nặng nề về kết cấu hạ tầng mà chưa quan tâm đúng mức việc quy hoạch vùng phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. Thêm vào đó, việc công khai dân chủ quy hoạch xây dựng ở một số nơi làm chưa tốt, nhân dân chưa rõ dẫn đến thắc mắc, thực hiện quy hoạch chậm. Công tác tuyên truyền hạn chế cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đa số người dân và cán bộ cơ sở còn chưa hiểu đầy đủ về phương pháp tổ chức, cách làm, các chính sách của Nhà nước trong việc xây dựng NTM. 

 

Huy động nguồn lực chưa nhiều

 

Vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách đối ứng như hiến đất, đóng góp ngày công lao động, vật tư nguyên liệu sẵn có để giảm giá thành, xây dựng công trình hạ tầng, ưu tiên vốn và lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, ngân sách địa phương, nguồn đóng góp của dân và các thành phần kinh tế để xây dựng hạ tầng KT-XH, huyện đã huy động nguồn lực triển khai xây dựng NTM gồm vốn trái phiếu Chính phủ làm đường giao thông trên 32 tỷ đồng, vốn của tỉnh 1,6 tỷ đồng, vốn ngân sách huyện quản lý gần 40 tỷ đồng, vốn lồng ghép các chương trình, dự án từ nguồn Childfund, PSARD xây dựng cơ bản và nước sạch vệ sinh môi trường trên 3 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp hiến đất và ngày công lao động trị giá 3 tỷ đồng.

 

Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, dàn trải, chưa tập trung. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân và doanh nghiệp chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế cộng đồng Trong khi đó, công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và giảm nghèo còn ở chừng mực nhất định, chưa được kịp thời nhân rộng. Qua 2 năm rưỡi, đáng kể trên địa bàn xây dựng được 1 mô hình chăn nuôi lợn nái với 5 xóm, 85 hộ thụ hưởng ở xã Hợp Thịnh; trồng ngô lai, mướp đắng lấy hạt, ớt hiểm lai tại 2 xã Hợp Thành, Hợp Thịnh; trồng mía, ngô vào sản xuất tại xóm Dối, Bình Tiến xã Dân Hạ mang lại thu nhập 50 triệu đồng/ha/vụ. Tuy nhiên, đến nay, nhiều mô hình đã không còn được bà con nông dân duy trì. Đơn cử như ở xã Hợp Thành, hiện chỉ còn mô hình trồng mướp đắng lấy hạt là tiếp tục duy trì được.

 

Bắt đầu từ khâu rà soát đề án để sớm về đích

 

Theo đề án xây dựng NTM, ngoài 40% tổng vốn do Nhà nước cấp, 30% vốn được huy động từ nguồn tín dụng và 30% vốn đóng góp của nhân dân để hoàn thành các tiêu chí. ở huyện Kỳ Sơn, tổng kinh phí cần để thực hiện mà đề án các xã đưa ra cần thiết lên đến vài trăm tỷ đồng/xã. Với lượng vốn quá lớn, thêm vào đó là những biểu hiện, thói quen trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước cùng một số bất cập về cơ chế, chính sách đã khiến việc triển khai xây dựng NTM trên địa bàn rơi vào tình trạng mông lung. Cách nào để giải bài toán về đích?

 

Hợp Thịnh là xã được chọn làm điểm xây dựng NTM của tỉnh. Theo tổng hợp nguồn kinh phí mà đề án của xã đưa ra sẽ cần 172 tỷ đồng. Nếu nhìn vào lượng kinh phí khủng này thật khó cách nào huy động để kịp về đích. Đơn cử như để có một bãi rác đảm bảo cho tập kết rác thải trong vùng cần đầu tư khoảng 20 tỷ đồng nhưng sau khi tính toán, rà soát, kinh phí cần rút xuống còn 2,8 tỷ đồng. Tháng 7 vừa qua, sau khi rà soát lại quy hoạch, nguồn vốn cần để xây dựng những hạng mục cơ bản của xã Hợp Thịnh từ 172 tỷ đồng rút xuống còn 15 tỷ đồng. Tương tự, kết quả rà soát tại xã điểm xây dựng NTM của huyện là Hợp Thành, tổng vốn đề án xã đưa ra từ con số 256 tỷ rút xuống còn 15 tỷ đồng với phương châm chỉ đưa vào những hạng mục hạ tầng thiết yếu chính như sân vận động, nhà văn hóa trung tâm, trạm y tế xã.  

 

Theo lộ trình đến năm 2015, huyện sẽ có 2 xã về đích là Hợp Thịnh, Hợp Thành. Từ nay đến đó, huyện dành nguồn lực cho các xã này theo hướng tập trung, không dàn trải. Giai đoạn 2015  2020 tiếp tục phấn đấu có thêm 5 xã về đích để đạt huyện NTM. Đồng chí Đinh  Đăng Điện, Chủ tịch UBND huyện cho rằng, trong triển khai xây dựng NTM cần thiết phải tìm ra cách làm mới, vận dụng tư duy linh hoạt, sáng tạo trong đội ngũ lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, khơi dậy tối đa nguồn lực trong dân, tránh biểu hiện, thói ỷ lại, trông chờ vào kinh phí Nhà nước cấp. Hiện tại, huyện đang tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch NTM cấp xã bao gồm công bố, cắm mốc, giải phóng mặt bằng. Huyện cũng xác định rõ nguồn lực cụ thể để thực hiện tiêu chí kinh phí ngoài tỉnh hỗ trợ, huyện hỗ trợ, lồng ghép các dự án và huy động các tổ chức, cá nhân, cộng đồng.

 

Cùng với rà soát quy hoạch các xã, cách làm trong thực hiện xây dựng NTM cũng thay đổi, xác định trước mắt là thực hiện tiêu chí, việc đáp ứng đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn triển khai sau. Có thể ví dụ như hiện nay, các xã trên địa bàn đã có cách làm mới trong cắm mốc lộ giới, trước hết tuyên truyền để người dân nắm bắt, không vi phạm xây dựng vào khu vực hành lang đó, việc cắm mốc đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng như bằng bê tông cốt thép, đúng khoảng cách chờ bổ sung kinh phí thực hiện sau.

 

 

                                                                       Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục