Người tiêu dùng trong tỉnh mua sắm hàng hóa tại Hội chợ.

Người tiêu dùng trong tỉnh mua sắm hàng hóa tại Hội chợ.

(HBĐT) - Kéo dài gần 1 tuần (từ ngày 27/9 - 2/10), Hội chợ triển lãm sản phẩm CN-TTCN và hàng tiêu dùng khu vực miền núi phía Bắc được tổ chức tại Trung tâm Thương mại và dịch vụ bờ trái sông Đà (TPHB) đã để lại những dấu ấn, niềm tự hào đối với các tỉnh bạn tham gia, đặc biệt là với nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

 

Là một trong chuỗi hoạt động năm 2013 của Chương trình Khuyến công quốc gia, Hội chợ được Bộ Công thương và UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức nhằm giới thiệu những sản phẩm CN-TTCN đặc trưng của các tỉnh trong khu vực và vùng lân cận, tạo cơ hội để các địa phương, DN quảng bá thương hiệu tiềm năng kinh tế, đầu tư của mỗi tỉnh, xúc tiến các hoạt động đầu tư, giúp các DN, nhà đầu tư có cơ hội tìm hiểu về khả năng đáp ứng thị trường môi trường và các chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư, nhất là đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại của các tỉnh.

 

Với quy mô lớn nhất từ trước tới nay, Hội chợ có sự tham gia trưng bày triển lãm sản phẩm của Sở Công thương, Trung tâm Khuyến công & tư vấn phát triển công nghiệp của 17 tỉnh phía Bắc và vùng lân cận, các DN trong và ngoài tỉnh. Điểm nhấn của Hội chợ là có ngành hàng, mặt hàng trưng bày triển lãm, giới thiệu đa dạng, phong phú từ CN-TTCN, thương mại, dịch vụ văn hóa, mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như sản phẩm cơ khí, máy móc nông nghiệp, thiết bị vận tải, các sản phẩm dịch vụ về CNTT, vật liệu trang trí nội, ngoại thất, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, chè, khoáng sản, các sản phẩm truyền thống như làng nghề dệt thổ cẩm, thêu ren, mây giang đan, gốm, gỗ lũa, chế tác đá... nhóm sản phẩm tiêu dùng như đồ điện, điện tử, quần áo thời trang, giày dép, sành sứ, thủy tinh...

 

Theo anh Nguyễn Huy Đông đến từ Sở Công Thương tỉnh Hà Giang, sản phẩm mà tỉnh lựa chọn triển lãm trong Hội chợ lần này là đặc sản chè shan tuyết hiện đã có mặt trên thị trường tiêu thụ ở hơn 20 nước. Trong dịp đến với Hội chợ triển lãm, ngoài việc giới thiệu sản phẩm của địa phương với bạn bè, người tiêu dùng và các đồng nghiệp còn được tìm hiểu thêm, học hỏi về kinh nghiệm kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, đồng thời có dịp tìm hiểu những nét đặc trưng về truyền thống văn hóa và lịch sử của tỉnh Hòa Bình.

 

Xuyên suốt chương trình Hội chợ còn là những chuỗi hoạt động đa dạng, phong phú về quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, bán hàng, các hoạt động vui chơi, giải trí ca nhạc, hài kịch, biểu diễn thời trang vào các buổi tối... khiến Hội chợ thực sự trở thành ngày hội giao lưu kinh tế - văn hóa toàn khu vực phía Bắc. Trong 6 ngày diễn ra Hội chợ có gần 200 đơn vị, tổ chức, DN trong, ngoài nước, có 300 gian hàng trưng bày, giới thiệu, thu hút trên 42.000 lượt người đến thăm quan, mua sắm, doanh số bán ra đạt trên 6 tỷ đồng. Chất lượng Hội chợ đảm bảo cả về quy mô, số lượng gian hàng, chủng loại hàng hóa. Cũng trong những ngày diễn ra chương trình Hội chợ, công tác an ninh, phòng - chống cháy nổ, VSMT, ATGT luôn đảm bảo, không có vụ việc đáng tiếc xảy ra.

 

Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Công thương, Phó TT Ban chỉ đạo Hội chợ triển lãm sản phẩm CN-TTCN và hàng tiêu dùng khu vực miền núi phía Bắc khẳng định: Hội chợ là dịp tốt để ngành Công thương các tỉnh giao thương, quảng bá thương hiệu, sản phẩm công nghiệp, nông thôn và làng nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm, kích cầu thị trường khu vực. Bên cạnh đó, thúc đẩy mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế giữa các ngành, địa phương trong cả nước, liên kết hỗ trợ phát triển, nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện có hiệu quả CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

 

 

 

                                                                         Bùi Minh

 

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục