Có điện lưới ổn định, hộ dân xóm Nà Mặn đầu tư máy xát phục vụ gia đình và xóm giềng gần xa.

Có điện lưới ổn định, hộ dân xóm Nà Mặn đầu tư máy xát phục vụ gia đình và xóm giềng gần xa.

(HBĐT) - Nhà cửa san sát, điện thắp sáng giăng giăng, đường về xóm, bản tít tắp, thẳng băng, có tiếng bà con í ơi gọi nhau đi làm, tiếng máy cày xình xịch, hối hả phía dưới cánh đồng là cảm nhận của chúng tôi về diện mạo NTM ở xã Mường Chiềng (Đà Bắc) vào những ngày đầu năm mới.

 

Không ngỡ ngàng khi đặt chân đến xã Mường Chiềng (Đà Bắc) trong một buổi sớm mai. Cánh đồng vụ chiêm  xuân vừa cấy được ít ngày đang nhoài vươn sức sống. Tiết trời lạnh giá dẫu chưa tan nhưng bà con ai nấy vẫn thoăn thoắt lội ruộng, cần mẫn chăm sóc cho lúa, cho ngô. Tâm trạng ai nấy đều phấn khởi bởi giờ đây, công việc sản xuất đã thuận lợi nhiều nhờ đường sá tốt, thủy lợi giờ không còn là nỗi lo. Chị Xa Thị Kiên ở xóm Nà Mặn mừng rỡ: Đường vào khu sản xuất trước đây vừa nhỏ, vừa bùn đất sình lầy, mỗi khi chuyển giống, phân bón vào ruộng hay gặt lúa về, không than cực nhọc không được. Nay khác nhiều rồi, đường rộng, bê tông đổ phẳng lì, nông dân chúng tôi khỏi lo nắng mưa, cách trở nữa. Đường vào xóm, bản cũng đã rải bê tông, được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên việc giao lưu đi lại, lưu thông hàng hóa nhờ thế rất thuận tiện.

 

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Xa Thị Lợi, Phó Chủ tịch UBND xã cảm kích: “Có được hạ tầng nông thôn cơ bản như hiện nay, bà con dân tộc các xóm, bản nơi đây đã góp công lớn. Hơn 3 năm qua, thực hiện tuyên truyền, vận động, nhân dân các xóm, bản đã không tiếc công, của, đồng lòng xây dựng NTM bằng những hành động thiết thực, cụ thể. Nhờ có các hộ tự nguyện hiến đất, hiến tài sản trên đất với giá trị hàng trăm triệu đồng, các xóm Nà Mặn, Nà Mười, Chum Nưa đã có đường liên xóm khang trang, ánh sáng dòng điện tỏa khắp muôn nhà, chất lượng cuộc sống của các hộ dân nâng lên đáng kể. Chỉ riêng năm 2013, nhân dân các xóm đã góp công tu sửa, duy tu, nạo vét 8,5 km cống, rãnh đường liên thôn. Toàn xã mở rộng được 6,4 km đường đất nội thôn, mở rộng 5,3 km tuyến đường đi vùng sản xuất. Thực hiện dự án CDF (quỹ Hỗ trợ phát triển xã  PSARD Hòa Bình), 2 xóm Nà Mặn, Chum Nưa đã làm đường đi khu sản xuất với mặt đường rộng 3 mét, tà luy cao trung bình 2,5  3,5 m, tổng trị giá 135 triệu đồng/công trình, trong đó, huy động sức dân đóng góp gần 100 triệu đồng, chưa kể diện tích đất do bà con hiến trên 4,5 ha.

 

Một mặt ủng hộ, hưởng ứng chương trình xây dựng NTM, người dân càng thêm phấn khởi, bùi ngùi bởi với sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, đời sống bà con các dân tộc Tày, Mường, Dao khởi sắc thêm nhiều. Đáng kể nhất là đường về xóm Kế được đổ bê tông, hoàn thành chi trường mầm non xóm Kế rồi 3 trạm biến áp 80 KVA đặt tại các xóm Kế, xóm Nà Mặn, Chiềng Cang được làm mới có tổng trị giá hơn 7 tỷ đồng đã mang ánh sáng dòng điện về với xóm, bản vùng khó. Tới đây, công trình đường xóm Sẻ Lẻ có tổng trị giá trên 4 tỷ đồng cũng sẽ được đầu tư xây dựng. Nhiều vấn đề cấp thiết về điện, thủy lợi, giao thông, chợ... trong dân được kịp thời đáp ứng.

 

Song song với đầu tư ưu tiên hạ tầng cơ sở, vấn đề hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững được cấp ủy Đảng, chính quyền xã dốc sức chăm lo. Bên cạnh lãnh, chỉ đạo nhân dân tích cực lao động, sản xuất, xã cũng vận động hỗ trợ kịp thời cho những hộ đặc biệt khó khăn. Năm 2013, toàn xã đạt tổng giá trị sản phẩm xã hội trên 31 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 13 triệu đồng/năm, tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt 1.430 tấn, tỷ trọng nông  lâm  thủy sản chiếm 75%, dịch vụ chiếm 10%. Xã tâp trung chỉ đạo bà con các xóm, bản cấy 146 ha lúa trên diện tích 2 vụ cho năng suất bình quân 57 tạ/ha, khuyến khích mở rộng diện tích cây ngô lên 130 ha, năng suất 48 tạ/ha. Mường Chiềng cũng là một trong số rất ít xã vùng cao trong huyện làm vụ đông với diện tích rau, màu hàng năm ổn định trên 10 ha. Thúc đẩy sản xuất phát triển, nhiều mô hình từ vốn chương trình lồng ghép, vốn chương trình MTQG xây dựng NTM đang được duy trì và nhân rộng ở các xóm như mô hình chăn nuôi lợn bản địa với 22 hộ dân thực hiện. Hay như một số công trình kênh mương, bai được xây dựng phục vụ nhu cầu nước tưới cho hàng chục ha lúa của nhân dân.

 

Đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân Mường Chiềng sau hơn 3 năm triển khai chương trình xây dựng NTM đã cải thiện hơn nhiều. Hộ nghèo mỗi năm giảm đi từ 20  22 hộ, số nhà xây, nhà sàn kiên cố mọc lên nhiều hơn, một số ngành nghề dịch vụ, TTCN phát triển như dịch vụ xay xát, mộc dân dụng, sửa chữa xe máy, máy cày Đời sống văn hóa, tinh thần của bà con càng được nâng lên, trẻ em được chăm sóc, giáo dục ở ngôi trường tốt có cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục đảm bảo, sức khỏe người dân được chăm lo, QP-AN luôn ổn định và giữ vững. Hàng năm, 100% trẻ đúng độ tuổi ra lớp,  33% làng, bản đạt danh hiệu làng văn hóa các cấp, 86% tổng số hộ đạt gia đình văn hóa. Với việc tập trung nguồn lực, huy động toàn dân đoàn kết xây dựng xóm bản đẹp, giàu, Mường Chiềng đã đạt được những kết quả vượt trội trong thực hiện chương trình xây dựng NTM. Hiện, xã đã có 11 tiêu chí NTM đạt, riêng năm 2013 đã hoàn thành 5 tiêu chí gồm điện, thủy lợi, chợ nông thôn, bưu điện và hình thức tổ chức sản xuất. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây đang tiếp tục phấn đấu, quyết tâm trong năm 2014 sẽ đạt thêm 4  5 tiêu chí xây dựng NTM, mục tiêu cán đích sẽ đạt theo lộ trình hết năm 2015.

 

 

                                                                                    Bùi Minh

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục