Đường vào xóm Bái, xã Nam Sơn (Tân Lạc) được đầu tư nâng cấp, góp phần tạo thuận lợi cho nhân dân trong phát triển KT-XH.

Đường vào xóm Bái, xã Nam Sơn (Tân Lạc) được đầu tư nâng cấp, góp phần tạo thuận lợi cho nhân dân trong phát triển KT-XH.

(HBĐT) - Nam Sơn là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc, địa hình đồi, núi cao, chia cắt, đường giao thông đến 7 xóm chưa được bê tông hoàn thiện, làm hạn chế đến sự phát triển KT-XH. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người của xã mới đạt 8 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo ở mức 45%. Xuất phát điểm thấp nên việc xây dựng nông thôn mới gặp không ít khó khăn.

 

Theo Chủ tịch UBND xã Bùi Thanh Truyền, một trong những lực cản lớn nhất lại nằm ở chính chủ thể của quá trình xây dựng NTM. Nhận thức của nhân dân về chương trình này chưa đầy đủ, thậm chí nhiều người còn mơ hồ rằng đây là một dự án Nhà nước rót về. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại đã làm cho việc phát huy nội lực chưa mạnh mẽ. Cá biệt, còn có bộ phận người dân hay uống rượu say, bỏ bê công việc đảng viên chưa thực sự gương mẫu trước quần chúng.

 

Xác định được những lực cản đó, xã tập trung vào công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu, xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, nhân dân là trung tâm. Cùng với đó, xã chỉ đạo, vận động nhân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị, kết hợp áp dụng các tiến bộ KHKT. Các cây trồng chủ lực như ngô, su su, quýt... đạt và vượt kế hoạch huyện giao. Đến nay, xã phát triển được 210 ha ngô, năng suất đạt 40 tạ/ha; 6,5 ha rau su su lấy ngọn, năng suất đạt 590 tạ/ha; 35 ha quýt (20 ha đã cho thu hoạch)... Nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu như gia đình ông Hà Văn Hưng, xóm Bái trồng trên 600 cây quýt, cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Trong chăn nuôi, ngoài phương pháp nuôi truyền thống đã xuất hiện mô hình nuôi nhốt gia súc theo hướng vỗ béo. Điển hình như tại xóm Trong có 31 hộ, nuôi nhốt trâu bò, cho ăn cỏ trồng và tinh bột, đem lại giá trị kinh tế cao.

 

Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, năm 2013, xã đã được đầu tư xây dựng 5 phòng chức năng của trạm y tế và tuyến đường Nam Sơn - Thanh Hóa, mở ra cơ hội giao thương hàng hóa cho cả vùng. Chương trình 135 đã duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông, trường học, kênh mương tưới tiêu với số tiền 90 triệu đồng. Sức dân cũng từng bước được khơi dậy bằng những việc làm cụ thể như đổ bê tông sân trường tiểu học, diện tích 600 m2, trị giá ngày công 15 triệu đồng; huy động 928,3 ngày công làm giao thông, thủy lợi; nhân dân sẵn sàng hiến đất để làm các công trình phúc lợi xã hội...

 

Mặc dù là xã vùng cao lại không phải xã điểm nhưng Nam Sơn đang từng bước nỗ lực xây dựng NTM. Hiện nay, xã đạt 6 tiêu chí gồm: ANTT, điện, quy hoạch và thực hiện quy hoạch, hệ thống tổ chức CT-XH vững mạnh, thủy lợi và cơ cấu lao động. Số tiêu chí đạt được chưa phải là nhiều nhưng với sức mạnh của một Đảng bộ TSVM tiêu biểu nhiều năm liền, Nam Sơn sẽ tiếp tục kiên trì vươn lên thực hiện các tiêu chí còn lại. Trong năm 2014, xã tập trung vào tiêu chí về cơ sở hạ tầng và nâng cao thu nhập cho người dân. Xã có định hướng mở rộng diện tích cây quýt hàng hóa lên 60 ha, chuyển những diện tích trồng màu kém hiệu quả sang trồng quýt, phấn đấu xây dựng thương hiệu quýt Nam Sơn.

 

 

 

                                                                                    Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục