Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tìm hiểu hoạt động quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn thị trấn huyện Lương Sơn. Ảnh: Đ.P

Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tìm hiểu hoạt động quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn thị trấn huyện Lương Sơn. Ảnh: Đ.P

(HBĐT) - Ngày 3/5/1965, máy bay Mỹ bắt đầu đánh phá Hòa Bình, 2/3 xã trong huyện Lương Sơn đều bị máy bay Mỹ oanh tạc. Với tinh thần “Vừa chiến đấu, vừa sản xuất”, quân và dân huyện Lương Sơn đã làm nên những chiến công bắn rơi máy bay Mỹ oanh liệt. Ngày nay, trên mảnh đất anh hùng ấy, Lương Sơn đang ngày càng phát triển, là trung tâm kinh tế, cửa ngõ của tỉnh với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 18%.

 

Những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm mảnh đất anh hùng Hợp Hòa. Trong cờ, hoa tưng bừng kỷ niệm 39 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, những NCT nơi đây cùng ôn lại ký ức không thể nào quên về chiến thắng Đồi Bù tháng 12/1972. Trong suốt 8 ngày ròng rã từ 22 - 29/12/1972, bất chấp địa hình phức tạp, thời tiết mưa rét kéo dài, địch tổ chức đánh phá quyết liệt, hàng trăm lần chiếc máy bay thả bom phốt pho, bom hóa học cùng các loại bom đạn khác bắn vào trận địa. Nhưng với tinh thần chiến đấu dũng cảm, lực lượng dân quân, du kích và nhân dân xã Hợp Hòa đã chiến đấu kiên cường, bắt sống hai tên giặc lái, bắn cháy 1 máy bay trực thăng, diệt 6 tên giặc lái. Có thể nói, trong trận chiến đấu này, xã Hợp Hòa đã tạo sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, huy động sức người, sức của, bảo đảm được hậu cần tại chỗ, tổ chức phòng tránh tốt, khắc phục hậu quả nhanh, bảo vệ an ninh tốt vừa chiến đấu, vừa sản xuất. Chiến công xuất sắc trên đã làm cho nhân dân xã Hợp Hòa nói riêng và toàn huyện nói chung tăng thêm phấn khởi, tự hào, cổ vũ lực lượng vũ trang và nhân dân trong huyện quyết tâm đánh thắng chiến tranh phá hoại của địch trên địa bàn Lương Sơn.

 

Ngoài ra, với phương châm vừa chiến đấu bảo vệ quê hương, Lương Sơn còn chi viện, tiếp sức cho tiền tuyến. Cũng trong năm 1972, huyện đã thành lập 1 khẩu đội 12 ly 7 gồm 17 dân quân tình nguyện vào chiến trường Quảng Trị chiến đấu gần 1 năm lập công xuất sắc, xứng đáng là một trong những phân đội tiêu biểu nhất của đại đội du kích Cù Chính Lan của tỉnh. Với nhiều chiến công xuất sắc, khẩu đội 12 ly 7 của dân quân huyện Lương Sơn cũng được Bộ Chỉ huy mặt trận tặng 13 bằng khen, 17 giấy khen các loại.

 

Trao đổi với chúng tôi về những đóng góp của quân và dân huyện Lương Sơn trong kháng chiến chống Mỹ, thượng tá Nguyễn Văn Huy, Chính trị viên Ban CHQS huyện Lương Sơn cho biết: “Với khẩu hiệu “Địch đến là chiến đấu, địch đi là sản xuất”, “Tất cả cho tiền tuyến”, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc huyện Lương Sơn không sợ hy sinh vất vả, ngày đêm tập trung lực lượng vừa sản xuất, vừa phục vụ chiến đấu. Ngoài những trận chiến đấu ác liệt trực tiếp đối mặt với kẻ địch tại địa phương còn có 7.452 thanh niên nhập ngũ vào miền Nam chiến đấu trên các chiến trường, tham gia 180.286 ngày công phục vụ các đơn vị bộ đội chủ lực như xây dựng sân bay Hòa Lạc, đào giao thông hào chiến đấu cho các trận địa phòng không, củng cố giao thông và các cơ sở hạ tầng khác bị địch đánh phá; ủng hộ 11.500 tấn lương thực, 800 tấn thực phẩm cho chiến trường. Đây là những đóng góp ý nghĩa góp phần làm nên chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh, thống nhất đất nước”.

 

Ngày nay, trên mảnh đất Lương Sơn anh hùng, nhân dân nơi đây đang tích cực thi đua lao động sản xuất, xây dựng địa phương trở thành vùng phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh. Với mũi nhọn là sản xuất CN-TTCN, hiện trên địa bàn toàn huyện có 721 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất CN-TTCN đang hoạt động với giá trị sản xuất quý I/2014 ước đạt gần 900 tỷ đồng. Hoạt động thương mại - du lịch cũng có mức tăng trưởng khá với doanh thu từ du lịch quý I ước đạt 12 tỷ đồng (gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2013). Ngành nông nghiệp duy trì diện tích canh tác cả năm trên 5.000 ha, tổng đàn chăn nuôi gần 100.000 con với nhiều mô hình mới, cách làm hay cho hiệu quả kinh tế cao. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn huyện chỉ còn 5,8%, thu nhập bình quân đầu người đạt xấp xỉ 27 triệu đồng/người/năm. Bộ mặt huyện ngày càng khang trang, hiện đại, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.

           

 

                                                                          Dương Liễu

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục