Các ngân hàng, TCTD tập trung nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong ảnh: Bà con thành phố Hòa Bình thu hoạch ớt xuất khẩu.

Các ngân hàng, TCTD tập trung nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong ảnh: Bà con thành phố Hòa Bình thu hoạch ớt xuất khẩu.

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, mặc dù các ngân hàng và các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn liên tục trong tình trạng dư thừa nguồn cung nhưng dư nợ tín dụng vẫn đạt thấp, khoảng 1%. Tuy nhiên, nếu so sánh với cùng kỳ năm 2013, dư nợ tín dụng trên toàn tỉnh cho thấy phần nào cho thấy tín hiệu khởi sắc hơn.

 

Đánh giá thực tế nhu cầu vay vốn hiện nay của khối khoanh nghiệp trên địa bàn, bên lề hồi nghị hội doanh nghiệp trẻ vừa qua, một số doanh nghiệp trong tỉnh cho rằng thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp vẫn “chưa dám” vay vốn tại các ngân hàng và TCTD mở rộng sản xuất - kinh doanh.

Lý do chủ yếu được đưa ra theo một số doanh nghiệp dư nợ tín dụng đạt thấp do đa số doanh nghiệp đang chú trọng vào lĩnh vực hoạt động sản xuất - kinh doanh chính. Đồng thời từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, duy trì kinh doanh và trên hết đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định cho công nhân viên, lao động.

Thực tế kinh tế gặp khó cũng khiến nhiều doanh nghiệp thu hẹp lĩnh vực hoạt động. Công ty Tuổi trẻ là một ví dụ, do kinh tế suy thoái sau khi ngừng toàn bộ lĩnh vực kinh doanh như hệ thống điện máy và chưa biết đến bao giờ công ty mới đầu tư trở lại lĩnh vực này. Hiện, Công ty Tuổi trẻ đang tập trung cho hệ thống khách sạn, nhà hàng ... và những lĩnh vực khác được đánh giá là thế mạnh của đơn vị.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh, tổng dư nợ trên toàn địa bàn của các ngân hàng và TCTD tính đến 31/3/2014 đạt 9.955 tỷ đồng, giảm 0,5% so với 31/12/2013. Tuy nhiên, ước thực hiện đến 30/4/2014, tổng dư nợ tăng mạnh lên ở mức 10.060 tỷ đồng, tăng 1% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ngắn hạn 5.006 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,2%/tổng dư nợ; dư nợ trung, dài hạn 4.949 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 49,8%/tổng dư nợ.

Đánh giá về tình hình tín dụng trên địa bàn, ông Nguyễn Đức Tín, Giám đốc NHNN tỉnh cho rằng, nếu xét trên thực trạng nền kinh tế chung của tỉnh hiện nay, tổng dư nợ tính đến tháng 4/2014 tăng 1% tuy không phải là lớn nhưng cũng là con số đáng mừng nếu so sánh với cùng kỳ năm trước, thậm chí đến tận tháng 7/2013, dư nợ trên toàn tỉnh vẫn đạt con số âm.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Tín, để đạt được tổng dư nợ tăng trưởng 1% trong bối cảnh hiện nay, các ngân hàng, TCTD trên địa bàn đã tích cực điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý. Cùng đó, Ngân hàng, TCTD còn liên tiếp hạ lãi suất cho vay đầu ra, tập trung cho vay các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, thương mại dịch vụ, nông nghiệp nông thôn, cơ cấu vốn tín dụng được điều chỉnh theo hướng hợp lý, an toàn.

Minh chứng về hoạt động tín dụng có phần tích cực trong thời gian vừa qua, số liệu báo cáo của NHNN tỉnh cho thấy, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 6.730 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 67,6%/tổng dư nợ. Ngoài ra, dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tăng là bao mới đạt 2.953 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,6%/tổng dư nợ. Giữ ở mức thấp hơn là lĩnh vực cho vay xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ đạt 44 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,28%/tổng dư nợ. Riêng dư nợ cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội đạt 1.790 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18% tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh.

Định hướng chỉ đạo của NHNN tỉnh, trong thời gian tới, các ngân hàng TM, TCTD trên địa bàn tiếp tục tăng cường huy động nguồn vốn tại địa phương, hỗ trợ từ ngân hàng cấp trên nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Trong đó, đặc biệt quan tâm đầu tư cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay các đối tượng chính sách xã hội. Quan trọng hơn nữa, các ngân hàng và TCTD trên địa bàn hiện nay luôn tạo điều kiện thuận lợi, không có ách tắc đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và đủ điều kiện trong việc tiếp cận vốn vay.

Mặc dù các doanh nghiệp trên địa bàn chưa “mặn mà” lắm với vốn vay do nền kinh tế vẫn chưa tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng dư nợ cao hơn cùng kỳ cho thấy đâu đó những tín hiệu đáng mừng.  Hi vọng cùng với khởi sắc của nền kinh tế, các doanh nghiệp trong tỉnh có sự sẵn sàng hỗ trợ đắc lực nguồn vốn ngân hàng, TCTD sẽ mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất - kinh doanh. Qua đó thu hút thêm lao động địa phương, góp phẩn thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh phát triển, đảm bảo an sinh xã hội địa phương.

 

                                                            Hồng Trung

 

 

 

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục