Đồng thuận xây dựng NTM, người dân xóm Nưa, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) đóng góp ngày công lao động để xây dựng và giữ gìn những con đường liên thôn luôn được phong quang, sạch đẹp.

Đồng thuận xây dựng NTM, người dân xóm Nưa, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) đóng góp ngày công lao động để xây dựng và giữ gìn những con đường liên thôn luôn được phong quang, sạch đẹp.

(HBĐT) - Khi người dân đồng thuận thì nhờ sự lãnh đạo, điều hành sáng suốt của Đảng và Nhà nước, họ sẽ tạo được những giá trị tốt đẹp, bền vững bằng chính bàn tay, khối óc của mình. Đây là bài học kinh nghiệm đã được nhiều địa phương trong tỉnh đúc rút từ thực tế hơn 3 năm triển khai chương trình xây dựng NTM - một chương trình đúng nghĩa là “của dân, do dân và vì dân” với quan điểm xuyên suốt là “lấy dân làm gốc”.

 

Sự đồng thuận của người dân

 

Thôn Đồng Nội, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) giờ đây có diện mạo hoàn toàn khác so với vài ba năm trở về trước. Trong bức tranh sống động của một nông thôn đang vươn mình phát triển có dấu ấn đậm nét, hiện đại của những công trình mới: con đường liên thôn phong quang, sạch đẹp, cổng làng sừng sững còn tươi rói màu sơn, Trung tâm học tập cộng đồng vừa hoàn thiện... “Đó đều là kết quả đóng góp của người dân thôn Đồng Nội” - Đồng chí Đặng Thị Thấu, Bí thư Chi bộ thôn cho biết: “Với sự đồng thuận cao, người dân đã tích cực phối hợp với chính quyền trong quá trình  xây dựng cơ sở hạ tầng đạt các tiêu chí của xã NTM..

 

Đồng chí Bí thư Chi bộ thôn Đồng Nội chia sẻ một cách đầy tự hào: Đúng là “khó vạn lần dân liệu cũng xong”, chương trình xây dựng NTM sẽ không thể thành công nếu không tạo được sự đồng thuận cao từ phía người dân, những người chủ thực sự của NTM. Khi xây dựng các công trình hạ tầng trên địa bàn thôn, 100% hộ dân trong phạm vi quy hoạch đã tự nguyện hiến đất. Cam kết hiến đất xong, dân tự dỡ tài sản trên đất, có hộ phải chặt cây gỗ quý, có hộ lúa đang trỗ, có hộ ngô sắp cho thu hoạch, có hộ phá tường bao kiên cố... Đó là những hành động rất đẹp thể hiện quyết tâm của người dân khi tham gia xây dựng NTM. Họ đồng thuận cống hiến tài sản của   gia đình cho lợi ích chung của cộng đồng bởi họ hiểu đầy đủ, sâu sắc  rằng, những giá trị mà họ đang chung sức kiến tạo sẽ làm cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn.

 

Cũng như thôn Đồng Nội, nhiều địa phương khác trong tỉnh đã phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân trong 3 năm đầu chung sức xây dựng NTM. Thông qua đẩy mạnh tuyên truyền, chính quyền các cấp và đội ngũ cán bộ đã giúp người dân nhận thức được mục tiêu của chương trình là vì người dân, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Chính họ vừa là chủ thể thực hiện, vừa là đối tượng thụ hưởng những thành quả đạt được. Mặt khác, nếu không xây dựng NTM bằng nội lực, chính họ sẽ tự đánh mất đi cơ hội lớn của mình bởi quá trình này không hề có chỗ cho sự trông chờ, ỷ lại. Hiểu rõ điều đó, người dân đã đồng thuận xây dựng NTM. Họ trở thành chủ thể tích cực tham gia xây dựng và thực hiện quy hoạch; trở thành chủ thể chủ động, sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH ở nông nghiệp, nông thôn; trở thành chủ thể trực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất; trở thành chủ thể tích cực, sáng tạo trong xây dựng và gìn giữ đời sống VH-XH, môi trường ở nông thôn; trở thành nhân tố xây dựng hệ thống CT-XH vững mạnh, đảm bảo ANTTXH ở cơ sở.

 

Tiếp tục “lấy dân làm gốc”

 

Là một chương trình lớn hướng đến cư dân nông thôn - bộ phận dân cư chiếm đa số trong xã hội, xây dựng NTM thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nông thôn bền vững với 19 tiêu chí bao quát hầu hết mọi lĩnh vực. Đây không phải là cơ hội các địa phương được đơn phương “rót” vốn đầu tư từ Nhà nước để ồ ạt xây dựng kết cấu hạ tầng, thay đổi diện mạo “cứng” của nông nghiệp - nông thôn mà thực chất là một quá trình đổi mới sâu sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực ở nông thôn theo hướng CNH-HĐH nhằm phát triển nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân nông thôn. Với ý nghĩa và mục đích đó, chương trình xây dựng NTM luôn quán triệt tinh thần “lấy dân làm gốc”, tạo thành sức mạnh chung xây dựng NTM. Ngoài sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, chương trình cần có sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và nhân dân, trong đó dựa vào nội lực cộng đồng dân cư là chính.

 

Trong 3 năm xây dựng NTM (2011-2013), các địa phương trong tỉnh đã tích cực huy động sức dân để từng bước hiện thực hóa mục tiêu đã hoạch định. Tổng nguồn vốn chương trình huy động được từ cộng đồng dân cư đạt khoảng 1.241 tỷ đồng, cán bộ và nhân dân trong tỉnh đã đóng góp 579.600 ngày công lao động, đã có trên 3.000 hộ dân hiến 800.459 m2 đất và tài sản trên đất, tương đương khoảng 50 tỷ đồng để làm các công trình hạ tầng nông thôn. Đây là những con số không hề nhỏ trong bối cảnh mức sống của cư dân nông thôn thấp, thu nhập của người dân còn bấp bênh, KT-XH phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Riêng về nỗ lực đóng góp xây dựng CSHT xã hội, vai trò chủ thể của người dân được thể hiện rất rõ, một mặt qua quá trình tham gia ý kiến, giám sát các khâu tổ chức thực hiện; một mặt tự nguyện đóng góp sức lao động, góp đất, góp kinh phí... Trong 3 năm, với tổng nguồn vốn đầu tư cho CSHT khoảng trên 3.882 tỷ đồng, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng và sửa chữa được 771 công trình CSHT thiết yếu, trong đó, kinh phí đầu tư cho giao thông khoảng 657,2 tỷ đồng, đầu tư cho thủy lợi khoảng 903,76 tỷ đồng, đầu tư cho ngành điện khoảng 328,7 tỷ đồng và đã có hàng trăm tỷ đồng được huy động thành công để đầu tư xây dựng hệ thống CSHT quan trọng khác như: chợ nông thôn, bưu điện, trường học, trạm y tế, nhà ở dân cư...

 

Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, nguyên Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó trưởng BCĐ 800 tỉnh nhìn nhận: Sau 3 năm thực hiện, chương trình xây dựng NTM của tỉnh đã đạt những kết quả bước đầu khá toàn diện, trong đó, người dân đã nhận thức được vai trò chủ thể của mình, trở thành nhân tố chủ lực xây dựng NTM. Về bản chất, đây là cuộc vận động của dân, do dân và vì dân, với quan điểm xuyên suốt là “lấy dân làm gốc”, huy động sự đóng góp tích cực của người dân để xây dựng và phát triển nông thôn. Chính vì vậy, trong quá trình triển khai, địa phương nào thực hiện tốt quy chế dân chủ, đảm bảo tốt nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ” thì địa phương đó phát huy được nhân tố quan trọng nhất là con người, khơi dậy được tiềm năng đóng góp to lớn của nhân dân. Thực tế đã cho thấy, khi người dân đồng thuận, dưới sự lãnh đạo, điều hành sáng suốt của Đảng và Nhà nước, họ sẽ tạo được những giá trị tốt đẹp, bền vững từ chính bàn tay và khối óc của mình. Đó sẽ là nguồn sức mạnh lớn lao đưa các địa phương tiến nhanh, tiến vững trên con đường xây dựng NTM.

 

 

                                                                           Thu Trang

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục