Nhân dân xóm Ca Lông, xã Đồng Chum (Đà Bắc) áp dụng KH-KT trong sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhân dân xóm Ca Lông, xã Đồng Chum (Đà Bắc) áp dụng KH-KT trong sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Lối lên giờ là con đường thẳng tắp vừa được rải bê tông, hai bên là điệp trùng nương sắn, nương ngô, những ngôi nhà sàn vững trãi lợp mái proximăng kiên cố thấp thoáng ẩn mình... là bức tranh sáng đẹp ở xóm tái định cư Ca Lông, xã Đồng Chum (Đà Bắc) bây giờ.

 

Đón chúng tôi lên thăm, anh Xa Văn Thái, Trưởng xóm Ca Lông hồ hởi giới thiệu về những đổi thay trên vùng đất mới quê mình: Nếu anh, chị lên cách đây chừng hơn 1 năm thôi, đường từ trung tâm xã lên bản không hề thuận tiện. Việc lên, xuống bản luôn là thách thức bởi dốc đứng, đèo cao, nền đường lởm chởm đá tai mèo. Đến đầu năm 2013, đáp ứng mong mỏi của bà con từ các xóm, bản khác trong xã tự nguyện lên tái định cư, thành lập xóm mới, Đảng và Nhà nước đã quan tâm cho xây dựng tuyến đường có kết cấu bê tông chắc chắn, mặt đường thoáng rộng với chiều dài 2 km tạo bước ngoặt trong phát triển kinh tế, vấn đề giao thương hàng hóa, việc đi lại của bà con nhờ thế cũng thuận lợi hơn hẳn.

 

Kể từ khi tái định cư trên xóm, bà con dân tộc Tày, Mường nơi đây đã cần mẫn khai hoang, bám đất, bám bản, dựng xây cuộc sống mới bằng tinh thần quyết tâm vượt khó. Nương sắn, nương ngô nhờ thế cứ ngày càng mở rộng thêm ra. Chỉ có khoảng 1 ha đất lúa, nước tưới cho sản xuất không thuận, đổi lại hiếm có vùng nào trong tỉnh lại có diện tích ngô bát ngát, tập trung như ở Ca Lông. Mở mang tới 51 ha diện tích, cây ngô đã trở thành cây hàng hóa thế mạnh mang lại thu nhập chính của hầu hết các hộ dân. Các lớp học IPM hướng dẫn kỹ thuật được mở đã đáp ứng nhu cầu của dân bản hướng dẫn kỹ thuật đã giúp trình độ thâm canh cây ngô của bà con ngày càng nâng cao. Thêm vào đó, hồ thủy lợi Ca Lông mới đi vào khai thác gần đây đã giải quyết phần lớn khó khăn, đáp ứng nhu cầu nước tưới cho diện tích ngô, giảm bớt sự phụ thuộc vào nước trời. Liên tiếp trong vụ thu hoạch hàng năm, năng suất cây ngô trồng của xóm đạt trên, dưới 60 tạ/ha, dự kiến năng suất vụ sắp cho thu hoạch tới đây sẽ đạt trên 60 tạ/ha, có nương dự ước năng suất vượt 70 tạ/ha.

 

Là một trong số những hộ thành viên hồi lập xóm, anh Lường Văn Nguồn nhớ như in hồi đầu mới lên đây lập nghiệp, xây làng. Hầu hết bà con từng ngày phải đối mặt với đủ mọi khó khăn từ việc thiếu thốn từ lương thực gạo, muối, thức ăn, nước uống... trở đi. Dần dà, với sự giúp đỡ, quan tâm của cấp ủy, chính quyền, sự đùm bọc của anh em và những người bạn cùng trên xóm mới, cuộc sống dần đi vào ổn định, không còn phải chạy ăn từng bữa như trước.

 

Cuộc sống của bà con xóm tái định cư đã vơi bớt gian nan, dần vươn lên không chỉ xóa được đói, giảm được nghèo mà vật chất, tinh thần còn có những cải thiện rõ rệt. Tính đến thời điểm này, Ca Lông có 73 nóc nhà, hơn 220 nhân khẩu, 100% hộ dân đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Đường giao thông lên bản đã tốt, đường xương cá về các chòm dân cũng không còn quá gieo neo. Xóm đã xây dựng được nhà văn hóa chung làm nơi sinh hoạt cộng đồng. Lớp học mầm non kiên cố, chi trường tiểu học cắm bản cũng đã về gần tạo điều kiện để trẻ đến độ tuổi cắp sách tới trường. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được bà con hưởng ứng và không kém phần sôi nổi, nhất là các dịp hội hè, lễ, Tết.

 

Theo đồng chí Xa Thanh Xóm, Chủ tịch UBND xã Đồng Chum, Ca Lông là xóm mới được thành lập từ năm 2009 với bộ máy tổ chức chính quyền cơ sở hiện đã đi vào hoạt động ổn định. Từ xuất phát điểm thấp, những năm qua, với sự quan tâm, động viên kịp thời của Đảng, Nhà nước, sự chung tay, nỗ lực vươn lên của các hộ dân, xóm tái định cư đã níu chân người ở lại cùng lạc nghiệp, an cư cùng dựng xây bản mới. Với thu nhập bình quân trên 10 triệu đồng/người/năm, cả bản có 40 xe máy, 30 ti vi màu, 10 con trâu, bò, 40 con lợn và gần 1.000 con gia cầm. Công tác VSMT, ANTT, cơ sở hạ tầng... đang dần hoàn thiện đáp ứng các tiêu chí xây dựng NTM. Xóm không có tai, tệ nạn xã hội, các quy ước, hương ước KDC được nhân dân trong xóm tự giác chấp hành, tình hình an ninh nông thôn ổn định và giữ vững.

 

 

 

                                                                        Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Hòa Bình khát vọng phát triển

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.

Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…

Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục