Trung  tâm dạy nghề huyện Lạc Thủy tăng cường dạy nghề đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề phục vụ cho thu hút đầu tư.

Trung tâm dạy nghề huyện Lạc Thủy tăng cường dạy nghề đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề phục vụ cho thu hút đầu tư.

(HBĐT) - Theo quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH huyện đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, Lạc Thủy được quy hoạch chi tiết xây dựng KCN Thanh Hà 282, 14 ha và 5 cụm công nghiệp Phú Thành 1, Phú Thành 2, Đồng Tâm, An Bình, Thanh Nông với tổng diện tích là 242, 39 ha. Trên cơ sở những quy hoạch đự, HĐND, UBND huyện đã ban hành các quyết định, chính sách về khuyến khích thu hút đầu tư, hỗ trợ lãi vay, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất chuyển đổi dây chuyền, hỗ trợ lãi vay cho các chủ trang trại...

 

Tính đến hết tháng 6, trên địa bàn huyện đã có 24 DA được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 1.046 tỷ đồng. Hiện tại, huyện Lạc Thủy có 20 DA đang hoạt động, trong đó có 6 DA trong lĩnh vực công nghiệp, 5 DA thuộc lĩnh vực nông nghiệp, 3 DA thuộc lĩnh vực du lịch - dịch vụ, 4 DA thuộc lĩnh vực khai thác khoáng sản, 1 DA trồng rừng kết hợp sinh thái. Các DA đi vào hoạt động đã góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH, XĐ-GN tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,95%. Thu hút đầu tư đã tạo tiền đề cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng CN -TTCN, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Năm 2013, cơ cấu kinh tế của huyện là: nông - lâm nghiệp, thủy sản chiếm 35,5%; công nghiệp - xây dựng 23%, dịch vụ 41,5%.  Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,8%, đạt 100% so với Nghị quyết. Thu nhập bình quân 22, 6 triệu đồng/ người/năm. Tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 48.365 triệu đồng, đạt 180,5% chỉ tiêu pháp lệnh tỉnh giao, đạt 122,4% dự toán HĐND huyện giao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 33,47%.

 

Theo lãnh đạo UBND huyện, công tác quy hoạch các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt song chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư. Thời gian gần đây, một số DN đã đầu tư vào huyện nhưng không hoạt động hoặc hoạt động ở mức cầm chừng. Cụ thể như Công ty TNHH Anh Phương tại xã An Bình với dự án nuôi gà công nghiệp, Công ty CP công nghệ Nhật Việt với dự án Nhà máy chế biến, bảo quản nông sản và dịch vụ tại xã Hưng Thi và 2 dự án được cấp phép nhưng không hoạt động, không xây dựng cơ sở hạ tầng gồm: dự án xưởng gia công, bảo quản, chế biến hàng nông - lâm sản xuất khẩu và dự án Nhà máy chế biến, bảo quản nông sản và dịch vụ tại xã Hưng Thi. Những khó khăn, vướng mắc được đồng chí Phạm Quang Vinh, Chủ tịch UBND huyện đưa ra là: trong quá trình thực hiện quy hoạch có khó khăn về kinh phí. Tiền thuê đất của các DN được nộp về tỉnh, trong khi việc GPMB lại do UBND huyện huy động kinh phí để thực hiện. Bên cạnh đó, công tác thỏa thuận, đền bù GPMB rất khó khăn và mất nhều thời gian. Thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng, trình tự thực hiện các thủ tục chưa ổn định phải sửa đổi, bổ sung. Việc các nhà đầu tư tiếp cận vốn, tín dụng còn khó khăn dẫn đến thực hiện đầu tư, đưa DA vào SX -KD còn chậm. Sự phối hợp giữa các ngành với địa phương còn nhiều bất cập. Việc tổ chức phối hợp giữa các ngành đi thực địa xem xét chủ trương và địa điểm  đầu tư hoặc kiểm tra quá trình thực hiện DA... rất khó khăn.

 

Qua khảo sát tình hình thực tế và nghe đề xuất, kiến nghị của huyện, trong buổi làm việc với lãnh đạo HĐND, UBND huyện (ngày 2/4/2014), đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo: Có vị trí thuận lợi về giao thông đường thủy, đường bộ, nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào và có nhiều di tích văn hóa được xếp hạng... huyện đã tập trung khai thác những thế mạnh này. Để hoạt động thu hút đầu tư thực sự sôi động, trong thời gian tới, huyện cần tập trung sâu vào những khó khăn, vướng mắc để cùng với các sở, ngành liên quan của tỉnh tìm cách tháo gỡ. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác QLNN trong lĩnh vực đất đai, khai thác khoáng sản để thu hút đầu tư thực sự phát huy hiệu quả.

 

 

 

                                                                                 Thúy Hằng

 

 

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục