Gia đình chị Quách Thị Thuỷ, thôn Rị, xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) có thu nhập cao sau khi tham gia Dự án “Phát triển vùng cây có múi và cải tạo vườn tạp”.

Gia đình chị Quách Thị Thuỷ, thôn Rị, xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) có thu nhập cao sau khi tham gia Dự án “Phát triển vùng cây có múi và cải tạo vườn tạp”.

(HBĐT) - Trung tuần tháng 12 chúng tôi về Lạc Thuỷ đúng vào dịp mùa cam Canh chín rộ. Đến những vườn cam ở Liên Hòa, Phú Thành, Lạc Long, Hưng Thi mọi người đều trầm trồ khi được ngắm nhìn những chùm quả sai trĩu, vàng óng, căng mọng. Những chủ vườn đều tỏ ra mãn nguyện vì vụ cam năm nay vừa được mùa, được giá.

 

Cách đây chưa đầy 1 tháng, cam lòng vàng Lạc Thuỷ chín đến đâu tư thương mua hết đến đó, giá bán tại vườn bình quân 30.000 đồng /kg. Toàn bộ diện tích cam Canh cũng được khách hàng trong và ngoài tỉnh đặt trước từ đầu vụ với giá bán tại vườn từ 55.000 - 60.000 đồng /kg. Ông Đặng Văn Bình, chủ vườn cam ở thôn Đồng Muống (Liên Hòa) phấn khởi cho biết: Gia đình tôi hiện có 7 ha trồng cam. Năm nay, sản lượng thu hoạch khoảng 40 tấn cam lòng vàng và 60 tấn cam Canh với doanh thu ước khoảng 4, 8 tỷ đồng. Từ hiệu quả sau 8 năm phát triển vườn cam ở Liên Hòa, gia đình tôi đầu tư tiếp 18 ha sang xã Hưng Thi và tiếp tục khảo sát để mở rộng thêm diện tích sang địa bàn huyện Lạc Sơn.

 

Cùng chung niềm vui như gia đình anh Bình, chị Quách Thị Thuỷ ở thôn Rị, xã Phú Thành chia sẻ: “Vườn nhà tôi rộng khoảng 5.000 m2, trước đây trồng mai, mơ, hồng thu nhập bấp bênh. Được lựa chọn tham gia Dự án phát triển vùng cây có múi, xóa bỏ vườn tạp của huyện, từ năm 2006, gia đình đã cải tạo lại vườn và trồng 200 cây cam Canh, 50 cây bưởi Diễn. Quá trình thực hiện, các gia đình tham gia dự án được huyện hỗ trợ phân bón, cây giống và tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng - chống dịch bệnh nên rất thuận lợi. Từ khi cho thu hoạch, bình quân mỗi năm 200 cây cam Canh có sản lượng từ 5- 6 tấn. 50 cây bưởi Diễn, bình quân mỗi cây 50 quả, giá bán từ 18.000 - 20.000 đồng /quả. Từ năng suất, hiệu quả của việc trồng cam, bưởi gia đình tôi quyết định liên kết với một số hộ khác trong xã để phát triển thêm 6 ha nữa. Quả thực, trồng cam, bưởi không chỉ xóa đói, giảm nghèo bền vững mà thực sự có thể làm giàu ngay trên vùng đất quê mình”.

 

Huyện Lạc Thuỷ giáp ranh với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và 2 huyện Yên Thuỷ, Kim Bôi. Trên địa bàn có mạng lưới giao thông đường bộ và đường thuỷ khá thuận lợi với dân số trên 61.000 người, trong đó, trên 86% dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn, trực tiếp sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn... nên đời sống của người dân gặp không ít  khó khăn.

 

Trước thực tế đó, nhờ sự chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện, năm 2006, phòng NN &PTNT huyện được giao nhiệm vụ xây dựng và triển khai dự án “Phát triển vùng cây có múi và cải tạo vườn tạp” trên địa bàn huyện giai đoạn 2006-2010. Theo đó, dự án lựa chọn các xã Phú Thành, Hưng Thi, Liên Hòa để xây dựng mô hình điểm với cây trồng chính là cam lòng vàng và cam Canh. Trong đó, các hộ có 5.000 m2 đất vườn trở lên được chọn để xây dựng mô hình với mức hỗ trợ 4, 6 tạ phân bón và 600 cây giống/ha, tương ứng với  20 triệu đồng /ha. Sau 5 năm triển khai, toàn huyện đã phát triển được 220 ha cam, trong đó tập trung ở Liên Hòa 35,7 ha, Phú Thành 26,5 ha, Hưng Thi 34, 5 ha. Đồng chí Ngọ Đình Tâm, Phó trưởng phòng NN &PTNT Lạc Thuỷ cho biết: Việc chỉ đạo xây dựng Dự án “Phát triển vùng cây có múi và cải tạo vườn tạp” là bước đi mạnh dạn và đúng hướng của Huyện uỷ, UBND huyện. Từ khi cho thu hoạch đến nay, năng suất, sản lượng, chất lượng cam trên địa bàn huyện luôn ổn định. Đặc biệt, đầu ra cho sản phẩm hết sức thuận lợi do khách hàng trong và ngoài tỉnh đến đặt hàng tại vườn ngay từ đầu vụ. Trước kết quả đã đạt được, năm 2014, huyện tiếp tục trích kinh phí hỗ trợ các hộ dân 2 xã Hưng Thi, Liên Hòa triển khai 13 bưởi đỏ, bưởi da xanh, 45,4 ha bưởi Diễn và 7 ha nhãn chín muộn. Từ hiệu quả của dự án, nhiều hộ dân ở các xã, thị trấn trong huyện đã tự đầu tư xoá bỏ vườn tạp, mở rộng diện tích cây có múi để nâng cao thu nhập.

 

“Phát triển vùng cây có múi và cải tạo vườn tạp” của huyện Lạc Thuỷ thực sự là dự án của ý Đảng, lòng dân, qua đó đã góp phần quan trọng vào chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của huyện bình quân đạt 10,9%, với tỷ trọng GDP chiếm tới 64,1%. Nhiều cây trồng mới, quy trình canh tác tiên tiến được nông dân ứng dụng rộng rãi và hiệu quả trong sản xuất đã từng bước tạo ra vùng sản xuất hàng hóa và phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương. 

 

 

 

                                                                         Đức Phượng

 

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục