Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, doanh nghiệp tham dự hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, doanh nghiệp tham dự hội nghị.

(HBĐT) - Ngày 6/5, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp T.Ư đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm tiếp tục đẩy mạnh triển khai Nghị định số 118, ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả họat động của công ty nông, lâm nghiệp. Dự hội nghị có lãnh đạo Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp T.Ư, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương. Tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, công ty TNHH MTV trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi.

 

Tại hội nghị, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp T.Ư đã đưa ra những định hướng trong quá trình thực hiện Nghị định 118 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Đồng thời, nêu rõ những nội dung cơ bản về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp trong thời gian tới. Theo đó, sẽ tập trung CPH các công ty TNHH MTV nông, lâm nghiệp; tiến hành thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Ngoài ra, duy trì, củng cố, phát triển và tái cơ cấu công ty nông, lâm nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nằm tại các địa bàn chiến lược, có ảnh hưởng đến an ninh - quốc phòng. Ban Chỉ đạo đổi mới và  phát triển doanh nghiệp T.Ư cũng đề nghị các địa phương cần cân nhắc, xem xét các công ty lỗ liên tục trong 3 năm,  khoán trắng diện tích cũng như không đủ đảm bảo diện tích theo yêu cầu có thể xem xét giải thể.

 

Đại diện các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã nêu ra nhiều vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp như việc xác đinh giá trị, địa giới doanh nghiệp, quyền lợi của người lao động sau khi chuyển đổi doanh nghiệp...  

 

Đối với tỉnh ta, sau khi thực hiện nhiều lần rà soát, giao lại đất đai cho địa phương, đến nay, tổng diện tích các công ty TNHH MTV 2/9, Cửu Long, Cao Phong, Thanh Hà, Sông Bôi, Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình quản lý trên 19.820 ha. Trên thực tế, trước đây các nông, lâm trường được giao quản lý nhiều đất, đã giao khoán đất lâu dài theo Nghị định số 01/CP cho nhiều cá nhân, hộ gia đình. Sau khi giao khoán, các đơn vị đã không thường xuyên kiểm tra, giám sát, đối chiếu với hợp đồng giao khoán dẫn tới việc có nhiều hộ đã xây dựng công trình và nhà kiên cố, chuyển nhượng trái phép đất trên diện tích đất nhận khoán. Đây cũng là một trong những khó khăn làm chậm tiến độ đổi mới doanh nghiệp tại các công ty.

 

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Dũng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp T.Ư đề nghị các bộ, ngành, địa phương quyết liệt hơn nữa trong rà soát, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp ở địa phương, trong đó, cần quan tâm đến quyền lợi của người lao động. Mặt khác, tập trung xây dựng các phương án theo đúng nội dung trong các thông tư, hướng dẫn đã được ban hành, báo cáo sớm các bộ, ngành thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

 

                                                                         Hồng Trung

 

 

 

 

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục