Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, nông dân xã Cố Nghĩa (Lạc Thuỷ) đưa các giống ngô mới vào gieo trồng đem lại hiệu quả kinh tế.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, nông dân xã Cố Nghĩa (Lạc Thuỷ) đưa các giống ngô mới vào gieo trồng đem lại hiệu quả kinh tế.

(HBĐT) - Phương thức quản lý vốn uỷ thác ngày càng hoàn thiện, phù hợp với điều kiện thực tiễn được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Chất lượng tín dụng của NHCSXH được xây dựng vững chắc bằng các tiêu chí vốn cho vay đến đúng đối tượng, đúng chính sách, tiền được giải ngân đến tay hộ vay. Đó là những kinh nghiệm của Hội phụ nữ xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy).

 

Năm 2011, khi mới tách ra ở riêng, hộ anh Bùi Văn Quyền, thôn Bưa Cú khó khăn, thiếu thốn trăm bề, là hộ nghèo của xóm. Được tiếp cận vốn ưu đãi chương trình hộ nghèo với số vốn 15 triệu đồng, vợ chồng anh đã đầu tư vào nuôi lợn nái, lợn thịt, mỗi năm xuất 3 lứa lợn thịt, mỗi lứa 20-25 con. Nhờ chăm chỉ làm ăn, tích cóp, năm 2013, gia đình anh đã xây dựng được ngôi nhà khang trang. Năm 2014, gia đình anh thoát nghèo, trả hết nợ và tiếp tục vay 25 triệu đồng từ chương trình cận nghèo đầu tư mua máy tẽ ngô lưu động phục vụ bà con trong xóm, xã.

 

Trường hợp của gia đình anh Quyền chỉ là 1 trong hơn 100 hộ vay vốn ưu đãi có hiệu quả do Hội phụ nữ xã quản lý. Chị Chu Thị Thuý Hường, Chủ tịch HPN xã cho biết: Kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Hội Phụ nữ xã phụ trách 3 tổ TK&VV ở 3 thôn Bưa Cú, Gốc Xanh và Tân Thành với 137 thành viên vay vốn. Tổng dư nợ do Hội quản lý 2.535 triệu đồng, thực hiện 8 chương trình tín dụng, chiếm 23,2% trong tổng dư nợ của cả xã, huy động tiết kiệm được gần 70 triệu đồng, không có nợ quá hạn, không có lãi tồn. Qua đánh giá các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Để giúp hộ vay vốn làm ăn có hiệu quả và thu hồi vốn, thu lãi tốt Hội đã thực hiện các giải pháp như mỗi tháng các tổ TK&VV họp với tổ viên ít nhất 1 lần. Trong các buổi họp, ban quản lý tổ chọn một số mô hình làm ăn có hiệu quả, cách làm hay giới thiệu cho các tổ viên học tập và làm theo, Hội thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tổ viên sử dụng vốn vay, trả lãi và dành dụm tiền gửi tiết kiệm hàng tháng. Có nhiều hộ làm kinh tế giỏi vươn lên thoát nghèo bền vững.

 

Tổ chức Hội đã thực hiện nghiêm túc hợp đồng ủy thác ký với NHCSXH, tích cực chỉ đạo, giám sát, đôn đốc tổ TK&VV do Hội quản lý; chủ động phối hợp với các tổ trưởng; trưởng thôn tích cực vận động những hộ đến hạn, quá hạn, lãi tồn đọng; phối hợp với NHCSXH, chính quyền tuyên truyền, vận động tổ viên thực hiện đúng quy định của NHCSXH không để trường hợp nợ quá hạn. Tham gia đầy đủ các buổi giao dịch, giao ban hàng tháng tại xã với NHCSXH để nắm bắt, tổng hợp kết quả, tình hình hoạt động của các tổ TK&VV trong kỳ và kế hoạch kỳ tiếp theo... Thông báo, phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của NHCSXH đến người nghèo, đối tượng chính sách và nhân dân. Hàng năm chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra hoạt động của tổ TK&VV do Hội quản lý tại tổ và kiểm tra trực tiếp các hộ vay vốn để nắm bắt tình hình sử dụng vốn vay, thực hiện đối chiếu công khai đến từng hộ vay 1 năm 1 lần để theo dõi, phối hợp chỉ đạo. Hàng quý và 6 tháng đều phối hợp với NHCSXH huyện đánh giá, phân loại tổ TK&VV làm cơ sở củng cố, sắp xếp lại tổ, đào tạo, tập huấn, xếp loại thi đua hàng năm. Do đó, công tác uỷ thác của xã luôn đạt kết quả cao. Nhờ làm tốt việc quản lý nguồn vốn ưu đãi, Hội phụ nữ xã Cố Nghĩa nhiều năm liền được tặng giấy khen.

 

 

 

                                                                               Hải Linh

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục