Cán bộ xã Nuông Dăm (Kim Bôi) đẩy mạnh ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả công việc.

Cán bộ xã Nuông Dăm (Kim Bôi) đẩy mạnh ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả công việc.

(HBĐT) - Nằm cách trung tâm huyện huyện Kim Bôi gần 20 km, Nuông Dăm là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, bộ mặt nông thôn của xã từng bước đổi thay. Tuy nhiên, để giảm nghèo bền vững vẫn là bài toán đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn.

 

Bí thư Đảng uỷ xã Nguyễn Văn Thiểm chia sẻ: Nhờ các Chương trình 134, 135, Dự án giảm nghèo triển khai trên địa bàn góp phần làm cho bộ mặt Nuông Dăm ngày càng thay đổi. Từ năm 2001 đến nay, xã đã được đầu tư làm mới, nâng cấp hệ thống điện, đường, trường, trạm từ các chương trình, dự án dành cho xã nghèo, đặc biệt khó khăn. Đến nay, 100% người dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Cơ sở hạ tầng các trường mầm non, tiểu học, THCS được đầu tư đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn. Bên cạnh đó, để người dân có điều kiện phát triển sản xuất, các chương trình, dự án còn hỗ trợ tư liệu sản xuất, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Trong cơ cấu kinh tế của xã, nông- lâm nghiệp, chăn nuôi vẫn là chủ yếu, chiếm trên 70%. Hàng năm, diện tích cấy lúa 2 vụ của xã có 238 ha. Đến nay, 90% nông dân trên địa bàn đưa các giống lúa mới vào gieo cấy, năng suất bình quân đạt 58 tạ/ha. Người dân còn duy trì 75 ha ngô, năng suất bình quân 35 tạ/ha và trên 60 ha rau, đậu các loại. Cùng với trồng trọt, phát triển chăn nuôi với tổng đàn gia súc, gia cầm 33.796 con. Bên cạnh đó, rừng cũng được xác định là thế mạnh trong phát triển kinh tế của xã. Hiện nay, cả xã có 1.200 rừng sản xuất ổn định, độ che phủ rừng đạt 60%. Hàng năm có khoảng 300 ha rừng đến chu kỳ khai thác. Mỗi ha rừng cho thu về bình quân 40 triệu đồng (trừ chi phí).

 

Tuy nhiên, theo đồng chí Nguyễn Văn Thiểm, phát triển nông nghiệp cơ bản đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Nhưng kinh tế rừng một chu kỳ kéo dài 5 năm cũng chỉ đảm bảo tăng thêm thu nhập cho bà con. Năm 2014, thu nhập bình quân của xã mới đạt 10,5 triệu đồng/người. Cuộc sống người dân tuy đã cải thiện nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn 28,5%, hộ cận nghèo 49,3%. Để tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững là bài toán khó với Đảng bộ, chính quyền xã. Bên cạnh đó, tuy cơ sở hạ tầng của được đầu tư nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Tuyến đường giao thông về các xóm Nuông Trung, Nuông Hạ, Nuông Thượng dài 4 km nhưng đi lại vất vả, đặc biệt là vào mùa mưa. Tuyến đường đến Suối Lội, Vẹt Vòi đã xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng việc sinh hoạt, lưu thông hàng hoá của nhân dân. Hệ thống kênh, mương chưa được đầu tư đồng bộ, phần lớn diện tích cấy lúa của xã phụ thuộc vào tự nhiên nên năng suất, sản lượng không ổn định. Cùng với đó, trên địa bàn xã không có ngành nghề phụ, không có các doanh nghiệp nên số người đến độ tuổi lao động không tìm được việc làm phải đi làm ăn xa cũng là vấn đề đặt ra đối với công tác xoá đói- giảm nghèo trên địa bàn.

 

Trong thời gian tới, để tìm hướng giảm nghèo bền vững, Đảng bộ, chính quyền và người dân trong xã rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đầu tư đường giao thông về các xóm, hệ thống kênh mương, tạo điều kiện phát triển KT-XH. Cùng với đó, xã kết hợp với các ngành chức năng mở các lớp dạy nghề phù hợp gắn với giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân. Bên cạnh đó, xã tập trung chỉ đạo bà con tiếp cận các nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng KHKT vào trồng trọt, chăn nuôi, đưa các giống cây trồng, vật nuôi đem lại thu nhập cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường vào sản xuất. Khuyến khích nhân dân phát triển kinh tế rừng để tăng thu nhập.

 

 

 

                                                                           Hương Lan

 

 

 

Các tin khác


Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục