Mặc dù có lợi thế  về nuôi trồng thủy sản nhưng diện tích nuôi trồng ở xã Thung Nai không có nhiều.

Mặc dù có lợi thế về nuôi trồng thủy sản nhưng diện tích nuôi trồng ở xã Thung Nai không có nhiều.

(HBĐT) - Thung Nai là xã vùng lòng hồ của huyện Cao Phong, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Đến hết năm 2014, thu nhập bình quân đầu người của xã chỉ đạt 9,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 51,88%, 19,85% hộ cận nghèo.

 

Các công trình hạ tầng phục vụ dân sinh như: trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, đặc biệt là hệ thống đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng chưa được đầu tư xây dựng hoàn thiện theo tiêu chuẩn... Trước thực trạng đó, xã tập trung mọi nguồn lực để từng bước hoàn thiện các tiêu chí NTM. Các kế hoạch, chương trình xây dựng NTM được công khai trước dân, đưa ra để nhân dân cùng bàn bạc, thống nhất. ưu tiên các nguồn lực đầu tư, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, chú trọng các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân như: Giáo dục, y tế, giao thông, văn hóa, môi trường... Cách làm này được nhân dân đồng tình ủng hộ, nhiều hộ dân như gia đình chị Bùi Thị Ải ở xóm Mới, Bùi Thị Nhỏ ở xóm Nai tự nguyện hiến đất làm đường giao thông.

 

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Thị Luyến, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Là xã phát triển nông nghiệp nhưng khó khăn lớn nhất trong xây dựng NTM ở Thung Nai là thiếu đất sản xuất. Tuy diện tích cả xã rộng nhưng tổng diện tích gieo trồng chỉ có trên 300 ha. Chủ yếu là lúa, ngô, mía và một số cây màu khác. Diện tích còn lại là đồi núi đá ven hồ, đất dốc, đất ngập nước không sản xuất được. Cả xã chỉ có 72 ha trồng được lúa. Hiện tại, 3 xóm có diện tích gieo trồng nhiều nhất là xóm Nai, Tiện và Mới với hơn 100 ha nhưng chủ yếu bị ngập nước vì lòng hồ Hòa Bình. Trong những năm qua, bà con chuyển đổi cây trồng từ trồng ngô sang trồng mía cho Nhà máy đường Hòa Bình. Tuy nhiên, khi thu hoạch mía, lượng đường thấp nên mỗi ha chỉ được 70 triệu đồng, trừ chi phí đi thì không có lãi. Hiện, hầu hết các xóm trong xã đều giáp mặt hồ thuận lợi khai thác, nuôi trồng thủy sản nhưng chỉ có mặt nước ở xóm Mới ổn định nước có thể nuôi trồng được và chỉ có 13 hộ đầu tư nuôi cá lồng. Các xóm khác đến mùa khô nước rút sâu không thể nuôi cá được.

 

Một trong những thế mạnh dễ nhìn thấy nhất khi đến Thung Nai là phát triển du lịch. Có đường giao thông thuận tiện, lợi thế lòng hồ Hòa Bình, trong những năm qua Nhà nước đầu tư, nâng cấp cảng Thung Nai trở thành cảng du lịch. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND xã Bùi Thị Luyến, trong 519 hộ của xã thì chỉ có 50 hộ thu nhập từ cảng với các dịch vụ chở khách, bán hàng... Trên 100 tàu hoạt động tại cảng có 20 tàu thuyền của xã Thung Nai, tuy nhiên tàu thuyền chỉ hoạt động được vài tháng mùa lễ hội. Để kinh doanh vận tải hành khách, mỗi hộ phải đầu tư vài trăm triệu đồng, vì vậy nhiều hộ không có điều kiện làm.

 

Cũng theo đồng chí Bùi Thị Luyến trong nhiệm kỳ đại hội này, Đảng bộ xã đưa ra định hướng phát triển KT-XH. Trong đó, chú trọng ứng dụng KH-KT, đưa giống mới vào sản xuất, phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, xây dựng quy hoạch vùng trồng cây có múi theo Nghị quyết Đảng bộ huyện để thoát nghèo bền vững, hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM.

 

 

 

                                                                   Việt Lâm

 

Các tin khác


Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục