Trại gà đẻ trứng quy mô lớn tại xã Dân Hạ  (Kỳ Sơn) tiêu thụ sản phẩm thuận lợi nhờ đáp ứng các quy trình phòng bệnh, ATTP trong chăn nuôi.

Trại gà đẻ trứng quy mô lớn tại xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) tiêu thụ sản phẩm thuận lợi nhờ đáp ứng các quy trình phòng bệnh, ATTP trong chăn nuôi.

(HBĐT) - Ở vào thời điểm những năm 2012 – 2013, trên địa bàn huyện Lương Sơn xảy ra dịch tai xanh ở lợn và cúm trên đàn gia cầm. Trong khi tình hình tiêu thụ gia trại của nhân dân vùng dịch bị ngưng trệ, nghiêm cấm không được bán ra ngoài thì các cơ sở chăn nuôi, trang trại của huyện nhờ có giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đảm bảo nên vẫn thuận lợi xuất ra thị trường ngoại tỉnh.

 

Theo đồng chí Trần Tiến Trường, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, đối với các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh được ví như “tấm vé thông hành” trong vận chuyển xuất bán sản phẩm, chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

 

Đến nay, hầu hết các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh như công ty CP chăn nuôi gà Hoà Bình (xã Tân Thành – Lương Sơn), công ty chăn nuôi NCK (thị trấn Thanh Hà - Lạc Thuỷ), trang trại chăn nuôi gà (xã Dân Hạ - Kỳ Sơn)… đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Ông Bùi Văn Điệp, Chủ tịch HĐQT công ty CP chăn nuôi gà Hoà Bình cho biết: Chúng tôi xác định vấn đề phòng bệnh cho gia súc, gia cầm có ý nghĩa sống – còn đối với cơ sở chăn nuôi. Các quy trình chăm sóc, phòng các loại bệnh cho gia cầm giống được thực hiện một cách nghiêm ngặt, đảm bảo con giống khi xuất bán đồng đều, khoẻ mạnh, không bị nhiễm các bệnh cúm gia cầm, niucatxtơn, gumboro, IB… Đồng thời, để chứng minh độ tin cậy về nguồn gốc, chất lượng con giống tạo thuận lợi cho “đầu ra” sản phẩm sau này, công ty thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm định kỳ cấp, tái cấp, thông qua đầu mối là cơ quan QLNN lĩnh vực Thú y để hoàn tất các thủ tục được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.

 

Thông thường, giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh có hiệu lực 2 năm đối với gia súc, 6 tháng đối với gia cầm. Trong số hơn 80 cơ sở chăn nuôi lớn trên địa bàn tỉnh hiện có 9 cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh còn hiệu lực, giảm 3 cơ sở so với năm 2014. Nguyên nhân 3 cơ sở không được tái cấp do quá trình thanh, kiểm tra của lực lượng chức năng phát hiện cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Ngoài các cơ sở sản xuất giống, một số cơ sở chăn nuôi lớn như CP (Kỳ Sơn) cũng đã quan tâm thực hiện các bước được cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.

 

Bình quân mỗi năm, các trang trại, cơ sở chăn nuôi quy mô lớn xuất bán ra hàng triệu con giống, hàng trăm tấn sản phẩm ra thị trường các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và thành phố Hà Nội. Muốn vậy, các cơ sở phải đáp ứng những yêu cầu hết sức khắt khe về kiểm dịch trước khi đến được thị trường. Đặc biệt lưu ý nếu không có giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh sẽ phải làm phiếu xét nghiệm mẫu kèm chứng nhận vệ sinh thú y. Đồng chí Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y khẳng định: Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh chưa có quy định bắt buộc đối với các cơ sở, trang trại. Tuy nhiên, cơ quan QLNN khuyến khích các cơ sở, trang trại, kể cả gia trại tư nhân trong tỉnh thực hiện, trước hết là phục vụ cho chính việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của cơ sở chăn nuôi, đảm bảo an toàn sản phẩm, tạo yên tâm đối với người tiêu dùng.

                                                                   

                                                                 

 

                                                                        Bùi Minh

 

Các tin khác


Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục