Nhân dân xóm Chiềng, xã Liên Vũ, Lạc Sơn phát huy hiệu quả vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất giảm nghèo bền vững.

Nhân dân xóm Chiềng, xã Liên Vũ, Lạc Sơn phát huy hiệu quả vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất giảm nghèo bền vững.

(HBĐT) - Trở lại xã Liên Vũ (Lạc Sơn), chúng tôi ngạc nhiên trước những đổi thay nhanh chóng của vùng đất này. Đồng chí Bùi Văn Giang, Chủ tịch UBND xã cho biết: Những năm qua, xã tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực áp dụng các tiến bộ KH -KT vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, phát triển đa dạng ngành nghề, nắm bắt thị trường, giúp nhau phát triển kinh tế.

 

Quy hoạch vùng trồng trọt, chăn nuôi, nhân rộng các mô hình có giá trị kinh tế cao, thành lập các tổ, nhóm hợp tác giúp nhau phát triển kinh tế, tạo điều kiện hỗ trợ nhân dân tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng để phát triển kinh tế hộ, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Do đó, hàng năm thu nhập bình quân đầu người của xã đều tăng, năm 2010 đạt 7, 5 triệu đồng/người; năm 2015 ước đạt 20 triệu đồng /người. Hàng năm giải quyết việc làm mới trên 200 lao động, trên 95% lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định. Vận động các nguồn lực hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Thực hiện giảm nghèo bền vững, hàng năm giảm từ 20-40 hộ nghèo. Năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm 19,08%, năm 2015 ước giảm 7%.

 

Đánh giá về những đổi thay của huyện thời gian qua, đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho rằng, thành quả có được là nhờ sự quan tâm, đầu tư lớn của tỉnh, các chương trình, dự án trên địa bàn. Bên cạnh hạ tầng được xây dựng ngày càng đồng bộ, huyện tập trung làm tốt công tác giảm nghèo bằng những giải pháp cụ thể. Hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn đã triển khai tích cực các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho SX -KD; thực hiện tốt các chính sách vay ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách xã hội để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế góp phần xóa đói, giảm nghèo. Hàng năm, tổng nguồn vốn huy động bình quân 376, 856 tỷ đồng, doanh số cho vay 372, 919 tỷ đồng với hàng chục nghìn hộ còn dư nợ.

 

Ngoài ra, huyện chỉ đạo nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chủ động chuyển đổi trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: mía tím, mướp đắng, bí xanh, cam, bưởi, hoa... Tổng diện tích chuyển đổi giai đoạn 2011 - 2015 là 664,6 ha, trong đó: mía tím 324,3 ha, bí các loại 114,6 ha, cam 83,5 ha, mướp đắng 88,5/ha.

 

Công tác xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm từng bước được xã hội hoá, hàng năm đã tạo và tự tạo việc làm mới cho trên 3.500 lao động. Công tác dạy nghề lao động nông thôn đã được quan tâm thực hiện, gắn việc dạy nghề với giải quyết việc làm tại chỗ, khôi phục ngành nghề truyền thống như làng nghề dệt thổ cẩm tại xóm Lục, xã Yên Nghiệp; nghề mây, tre đan tại xã Nhân Nghĩa... tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 26,5%.

 

Công tác xóa đói, giảm nghèo được quan tâm chỉ đạo, tổ chức lồng ghép có hiệu quả Chương trình 135; dự án giảm nghèo, vay vốn tín dụng ưu đãi và các chính sách an sinh đối với người nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo từ 47,24% năm 2011 đến năm 2015 giảm còn 19,5%, bình quân giảm 5,54%/năm.

 

Trong thời gian tới, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Lạc Sơn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về giảm nghèo, việc làm. ưu tiên phát triển đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm đáp ứng yêu cầu phát triển KT -XH. Chú trọng hoạt động KN -KL và tập huấn hướng dẫn các làm ăn cho người nghèo, xây dựng các mô hình trình diễn là biện pháp hữu hiệu để thoát nghèo bền vững. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, tăng cường khám, chữa bệnh, CSSK, thực hiện miễn giảm học phí cho học sinh con hộ nghèo...               

 

 

 

                                                                     Đinh Thắng 

 

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục