Hội CCB huyện Lạc Thuỷ bàn giao bò giống cho hội viên CCB xã Lạc Long.

Hội CCB huyện Lạc Thuỷ bàn giao bò giống cho hội viên CCB xã Lạc Long.

(HBĐT) - Mặc dù trong điều kiện còn khó khăn, nhất là những người lính khi trở về với cuộc sống đời thường, nhiều người còn mang trong mình những thương tật do di chứng chiến trang để lại. Thế nhưng, với bản chất truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” các hội viên CCB ở huyện Lạc Thuỷ đã vượt lên tất cả bằng ý chí tự lực, tự cường thi đua trong lao động sản xuất, đoàn kết giúp nhau XĐ-GN, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

 

Hội CCB huyện Lạc Thuỷ hiện có trên 4.217 hội viên, sinh hoạt ở 25 hội sở (171 chi hội). Để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế, giúp hội viên XĐ-GN, các cấp Hội CCB trong huyện đã tập trung đẩy mạnh nhiều nội dung như: Tuyên truyền, vận động hội viên thay đổi cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng KHKT vào sản xuất; cải tạo vườn tạp, đất đai và thực hiện các mô hình kinh tế điểm... Ngoài ra, Hội CCB huyện còn làm tốt vai trò “cầu nối” giữa hội viên CCB với Ngân hàng CSXH huyện để hỗ trợ hội viên đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, chuyển đổi cây trồng mang lại lợi nhuận cao. Nhờ đó, nhiều hội viên mạnh dạn đầu tư vào sản xuất chăn nuôi, chăn nuôi gia súc, trồng cây ăn quả… góp phần tăng thu nhập, giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, giàu. Hiện toàn Hội hiện có trên 20 mô hình kinh tế trang trại vừa và nhỏ, 11 doanh nghiệp, 2 hợp tác xã do hội viên CCB làm chủ...

 

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế, các cấp Hội còn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau bằng việc xây dựng quỹ hội, quỹ đồng đội để giải quyết luân phiên giúp hội viên vay vốn sản xuất, hỗ trợ cây, con giống, xóa nhà tạm, giúp hội viên chuyển đổi ngành nghề… Trong đó, nổi bật là phong trào“Tiết kiệm ủng hộ giúp đỡ hội viên khó khăn” đã thực sự phát huy tác dụng, góp phần khơi dậy nguồn nội lực từ lực lượng hội viên của toàn Hội. Đồng chí Nguyễn Hữu Sinh, Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Lạc Thủy cho biết: Với cách làm vận động mỗi hội viên đóng góp 1 nghìn đồng/tháng, từ đầu năm 2014 đến nay phong trào đã thu được trên 90 triệu đồng để mua bò sinh sản giúp hội viên khó khăn phát triển kinh tế từ chăn nuôi. Hiện tại đã có 5 gia đình hội viên ở các xã Phú Thành, Phú Lão, Cố Nghĩa, Lạc Long được nhận bò giống về chăn nuôi (trong đó gia đình CCB Nguyễn Đăng Ninh ở xã Cố Nghĩa đã chăn nuôi bò gống và phát triển thêm được 1 con bê), theo kế hoạch đến cuối năm 2015 sẽ tiếp tục bàn giao 2 con bò giống cho hội viên. Với cách làm này nhiều hội viên CCB đã có điều kiện tiếp cận với KHKT, có điều kiện đầu tư sản xuất khi còn thiếu vốn… Từ hiệu quả bước đầu của phong trào, Hội CCB huyện đang tập trung phối hợp với các ngành, đoàn thể tuyên truyền, tổ chức tập huấn kỹ thuật, chủ động trong công tác tiêm phòng dịch nhằm nhân rộng mô hình. Đồng thời hướng đến xây dựng vùng nguyên liệu, cung cấp con giống, qua đó góp phần từng bước giúp cho hội viên cách nghĩ, cách làm mới đa dạng kinh tế gia đình và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

 

Song song đó, trong những năm qua, Hội CCB huyện còn tích cực vận động cán bộ, hội viên tham gia các chương trình, phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, cơ sở. Trong đó, cán bộ, hội viên của Hội đã đóng góp hàng trăm triệu đồng để cùng nhân dân sửa chữa kênh mương, xây dựng đường giao thông nông thôn…; vận động cán bộ hội viên và nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia xây dựng bảo vệ Đảng, chính quyền, góp phần phát triển KT-XH, giữ vững ổn định chính trị TTATXH trên địa bàn huyện. Đây là nét đẹp truyền thống đáng được biểu dương để tuổi trẻ học tập và noi theo.

 

 

 

                                                                                     Hoàng Huy

 

 

 

 

Các tin khác


Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục