Các dự án chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất gỗ ván MDF sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ đặc thù. ảnh: Dự án sản xuất gỗ ván MDF của Công ty TNHH MDF Vinafor - Tân An Hòa Bình tạo việc làm ổn định cho hàng chục người dân xã Lạc Thịnh (Yên Thủy).

Các dự án chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất gỗ ván MDF sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ đặc thù. ảnh: Dự án sản xuất gỗ ván MDF của Công ty TNHH MDF Vinafor - Tân An Hòa Bình tạo việc làm ổn định cho hàng chục người dân xã Lạc Thịnh (Yên Thủy).

(HBĐT) - Bắt đầu từ năm 2016, tỉnh ta sẽ áp dụng một số chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đây là động thái tích cực từ phía chính quyền địa phương nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo bước đột phá cho nông nghiệp, nông thôn phát triển toàn diện và bền vững.

 

Cụ thể, tại Nghị quyết số 116/2015/NQ-HĐND về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020, HĐND tỉnh đã quy định: Việc khuyến khích được áp dụng đối với các dự án nằm trong danh mục các lĩnh vực sản xuất sản phẩm đặc thù trong nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 bao gồm 10 lĩnh vực: giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô nuôi tập trung. Trồng cây dược liệu, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Thâm canh nuôi trồng thủy sản trên sông, hồ chứa. Nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa thủy lợi. Chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất gỗ ván MDF. Chế biến chè, chế biến rau, củ, quả. Sơ chế, bảo quản, chế biến mía tím. Chế biến các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm. Các dự án được hưởng chính sách đặc thù phải phù hợp với quy hoạch phát triển KT -XH của tỉnh, quy hoạch ngành hoặc quy hoạch lĩnh vực, sản phẩm tương ứng đã được phê duyệt và sử dụng tối thiểu 30% lao động tại địa phương.

 

Đơn cử như chính sách ưu đãi đặc thù đối với các dự án giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung sẽ được NSNN hỗ trợ 1 tỷ đồng /dự án để xây dựng hạ tầng về điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị. Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án được hỗ trợ thêm 70% chi phí đầu tư xây dựng các hạng mục này (nhưng không quá 1 tỷ đồng). Đây là cơ chế hỗ trợ được kỳ vọng sẽ “gỡ khó” cho lĩnh vực giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bởi trên địa bàn tỉnh hiện nay mới chỉ có một doanh nghiệp thực hiện dự án giết mổ tập trung trong khi nhu cầu của địa phương lại rất lớn.

 

Được biết, những năm gần đây, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù nhằm xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, sức hút của nông nghiệp, nông thôn đối với các nhà đầu tư còn hạn chế. Đến nay mới có khoảng 200 doanh nghiệp đang hoạt động SX -KD trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chiếm khoảng 10% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn. Các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cũng hạn chế cả về số lượng lẫn quy mô hoạt động. Cùng với đó, sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp còn thiếu bền vững và chưa tạo được dấu ấn đậm nét trong sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh sẽ chú trọng thực hiện các chính sách đặc thù nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực quan trọng này. Trong đó sẽ ưu tiên hỗ trợ đặc thù cho các nhà đầu tư khi thực hiện dự án xây dựng vùng nguyên liệu và có cơ sở chế biến, hợp đồng liên kết sản xuất nguyên liệu ổn định gắn với tiêu thụ sản phẩm của nông dân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, từ nay đến năm 2020 sẽ chú trọng thực hiện cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Đây là những quyết sách quan trọng thể hiện quyết tâm của chính quyền địa phương trong tạo bước đột phá thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh và bền vững.

 

                                                                             

 

                                                                        Thu Trang

 

 

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục