Doanh nghiệp và nông dân xã Thung Nai (Cao Phong) phát triển vùng nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình.

Doanh nghiệp và nông dân xã Thung Nai (Cao Phong) phát triển vùng nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình.

(HBĐT) - Nhắc đến phát triển sản xuất hàng hoá lớn, người ta nghĩ ngay đến các loại nông sản tiềm năng. Để nông nghiệp của tỉnh sánh ngang một số tỉnh bạn, vươn xa thị trường ngoại tỉnh, cần thiết phải tìm ra lời giải cho bài toán nông sản có lợi thế cạnh tranh này.

 

Bài 1:  Tiềm năng đang được “đánh thức”

Với hơn 85% dân số sống ở khu vực nông thôn, đây chính là nguồn nhân lực dồi dào trực tiếp tham gia sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh. Những năm qua, bằng việc ban hành nhiều quy hoạch, chiến lược, đề án, chính sách, kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, tỉnh ta đã và đang tiếp tục hỗ trợ nông nghiệp  nông dân vùng nông thôn  khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có.

 

Bước đầu hình thành vùng sản xuất  hàng hoá tập trung

 

Đó là vùng cam huyện Cao Phong, vùng bưởi huyện Tân Lạc, su tu, tỏi tía ở vùng cao huyện Mai Châu, Tân Lạc, vùng rau an toàn huyện Yên Thuỷ, Lương Sơn, thành phố Hoà Bình, vùng mía tím huyện Tân Lạc, Kim Bôi, Cao Phong, vùng chè shan tuyết ở Mai Châu, Đà Bắc, vùng nuôi cá lồng trên hồ sông Đà.

 

Trong đó, đáng kể nhất là vùng sản xuất hàng hoá tập trung cây ăn quả có múi. Với xu hướng tăng mạnh, chỉ từ năm 2010  2014, diện tích cam và cây có múi khác đã tăng trên 600 ha, khoảng 400 ha cam đang ở giai đoạn kiến thiết cơ bản. Cam cũng là cây trồng chính, chiếm tới 70% cơ cấu cây có múi của tỉnh, diện tích phân bố chủ yếu tại 4 huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ. Huyện Cao Phong có diện tích cam lớn nhất, trong đó, 600 ha cam đã ở giai đoạn kinh doanh. Một vùng sản xuất thế mạnh khác là vùng trồng rau su su ở 5 xã Quyết Chiến, Ngổ Luông, Nam Sơn, Bắc Sơn, Lũng Vân của huyện Tân Lạc. Từ việc tận dụng lợi thế địa hình độ dốc lớn, thung lũng hẹp, khí hậu mát mẻ quanh năm, bà con các dân tộc vùng cao thay vì trồng với mục đích thu hoạch quả làm thực phẩm và làm giống như trước đây đã chuyển đổi thâm canh su su theo hướng lấy ngọn để tăng giá trị sản phẩm. Tổng diện tích trồng su su lấy ngọn hiện khoảng 70 ha.

 

Nhằm phát triển KT -XH các xã vùng hồ, tại các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc và thành phố Hoà Bình đã hình thành một số vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Tuy mới bắt đầu phát triển mạnh vào năm 2011 nhưng đến nay, nghề nuôi cá lồng đã thu hút hàng trăm ngư hộ tham gia, số lượng lồng nuôi cá hiện khoảng hơn 1.500 lồng, thể tích từ 25 m3 - 40 m3/lồng. Năm 2014, diện tích nuôi trồng thuỷ sản  2.450 ha mặt nước, sản lượng đạt 5.700 tấn. Bên cạnh các loài cá truyền thống như lăng, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép, một số loài mới như rô phi đơn tính, điêu hồng, cá hồi, cá tầm, chiên, ngạnh, anh vũ với hình thức nuôi lồng bè trên sông, hồ bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, được người dân và doanh nghiệp nhân rộng. Một số sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc động vật khác như dê núi đá, gà đồi, lợn bản địa cũng đang được định hướng sản xuất thành vùng hàng hoá.

 

Vươn tầm thương hiệu

 

Mặc dù các vùng sản xuất nông sản tập trung đã hình thành, song nếu chỉ có vậy, khó có thể mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm hàng hoá của tỉnh. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm ngày càng được người nông dân chú trọng hơn, xem là điều kiện tiên quyết cho đầu ra hàng hoá nông sản.

 

Theo đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN &PTNT, sản phẩm của bà con làm ra dẫu cam, mía có ngọt, cá, lợn có thơm, chắc thịt đến đâu nhưng nếu không thực hiện các bước xúc tiến xây dựng thương hiệu, sản xuất vẫn manh mún, hạn hẹp, sản phẩm vẫn chưa thể được người tiêu dùng biết đến nhiều và tin dùng. Những năm gần đây, tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề thương hiệu sản phẩm. Cùng với các cấp, ngành liên quan, ngành NN & PTNT đã hỗ trợ các vùng cây, con hàng hoá xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu.

 

Sau nhiều nỗ lực, vào cuối năm 2014, sản phẩm cam Cao Phong đã được Bộ Khoa học & Công nghệ cấp công nhận chỉ dẫn địa lý. Đây được xem là cơ hội tốt để sản phẩm cam mở rộng thị trường và thu hút đầu tư trong bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm những năm tới. Cùng thời gian này, một số sản phẩm khác cũng được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể, đó là rau hữu cơ của huyện Lương Sơn, hạt dổi của huyện Lạc Sơn. Tính đến năm 2015, Sở NN & PTNT đã thẩm định, kiểm tra thực tế và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho HTX dịch vụ tổng hợp Quyết Thắng, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) với diện tích 12,33 ha. Trung tâm Chất lượng nông - lâm - thuỷ sản vùng 1 đã cấp giấy chứng nhận VietGAP cho HTX dịch vụ tổng hợp Quyết Thắng với sản phẩm ngọn rau su su, diện tích sản xuất 9,9023 ha.

 

(Còn nữa)

 

 

 

                                                                                  Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục