Thành viên tổ công tác giải phóng mặt bằng đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình kiểm tra công tác GPMB khu vực xã Mông Hóa (Kỳ Sơn).

Thành viên tổ công tác giải phóng mặt bằng đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình kiểm tra công tác GPMB khu vực xã Mông Hóa (Kỳ Sơn).

(HBĐT) - Đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh và khu vực, rút ngắn khoảng cách giữa tỉnh ta với Thủ đô Hà Nội qua đại lộ Thăng Long, mở ra cơ hội phát triển đô thị dịch vụ dọc tuyến. Với sự quyết tâm vào cuộc của tỉnh, sự chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn từ thực tế phát sinh, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) tuyến đường này đạt được kết quả đáng ghi nhận, từ chỗ mặt bằng bàn giao cho nhà đầu tư 5-6 km, đến nay đã bàn giao được 12,3 km/19,3 km. Dự án đang đứng trước sức ép lớn về tiến độ, đặt mục tiêu hoàn thành vào ngày 31/8/2016. Với tính chất cấp bách đó, tỉnh quyết liệt chỉ đạo giải quyết cơ bản GPMB dự án trong tháng 10, bàn giao cho nhà đầu tư tổ chức thi công dự án bảo đảm kế hoạch đề ra.

 

Kịp thời tháo gỡ khó khăn, GPMB 2/3 toàn tuyến

 

Dự án được đầu tư xây dựng mới hoàn thành triển khai theo hình thức BOT, tổng chiều dài 25,67 km. Đoạn qua tỉnh Hòa Bình dài 19,32 km (trong đó có 2,1 km đi trùng QL6 không phải GPMB, đã thi công hoàn thành); chiều dài tuyến cần GPMB là 17,2 km, đi qua địa phận huyện Kỳ Sơn (04 xã, 01 thị trấn) và TP Hòa Bình (1 xã Trung Minh). Tổng số hộ bị ảnh hưởng là 658 hộ, trong đó có 57 hộ phải bố trí tái định cư tập trung (TP. Hòa Bình 15 hộ, huyện Kỳ Sơn 42 hộ gồm: xã Yên Quang 14 hộ, Mông Hóa 5 hộ và thị trấn Kỳ Sơn 23 hộ. Ông Quách Tài Quỳnh, Trưởng phòng Bồi thường GPMB và hỗ trợ tái định cư (Sở TN&MT) thành viên tổ công tác GPMB đường Hòa Lạc  Hòa Bình cho biết: Công tác GPMB chuyển biến mạnh mẽ khi tỉnh thành lập tổ chuyên trách GPMB dự án do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh làm tổ trưởng, chỉ đạo các thành viên trực tiếp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tế xác định những khu vực trọng điểm cần xử lý và đặt mốc thời gian phải hoàn thành. Thành viên tổ giúp việc đã bám sát cơ sở, tham mưu lãnh đạo tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc như: hỗ trợ thêm về chính sách bồi thường, hỗ trợ thêm chính sách bồi thường có đất sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ khác cho đối tượng bảo đảm tính công bằng, hỗ trợ tái định cư tại chỗ, xử lý tài sản mới phát sinh, chú trọng tuyên truyền người dân tái định cư tại chỗ, vận động người dân hưởng ứng chủ trương, ủng hộ dự án. Ông Nguyễn Xuân Thìn, Phó Giám đốc Công ty BOT dự án cho biết: Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình đã dồn nhiều tâm lực chỉ đạo quyết liệt. Đặc biệt đã thành lập tổ chuyển trách chỉ đạo kịp thời tháo gỡ khó khăn, đốc thúc GPMB. Công tác GPMB đường Hòa Lạc - Hòa Bình, đến nay đã GPMB được 12,3 km/19,3 km, cơ bản bảo đảm tiến độ theo kế hoạch số 60 của BCĐ, tổ GPMB đường Hòa Lạc  Hòa Bình.

 

Dân chủ, công khai trong phương án đền bù, chi trả, đến nay, cán bộ và nhân dân bị ảnh hưởng cơ bản ủng hộ, đồng thuận tạo điều kiện cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư huyện Kỳ Sơn triển khai khẩn trương công tác kiểm điểm, lên phương án và đề bù, nhận tiền chi trả GPMB. Đến nay, GPMB đã đi được 2/3 khối lượng toàn tuyến. Ông Nguyễn Duy Chung, thôn Đồng Bến, xã Dân Hạ chia sẻ: Xóm có 6 hộ diện đền bù GPMB đã được đền bù đất đai, tài sản, được hỗ trợ tái định cư tại chỗ. Những kiến nghị về cơ chế chính sách của bà con hội đồng GPMB giải trình thỏa đáng theo đúng quy định. Bà con phấn khởi và không có ý kiến thắc mắc về bồi thường GPMB, thống nhất bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

 

Bàn giao mặt bằng trong tháng 10

 

Theo Phó Giám đốc Công ty BOT dự án Nguyễn Xuân Thìn: Đường Hòa Lạc- TP Hòa Bình là dự án cấp bách phải hoàn thành vào ngày 19/5/2016, trước kế hoạch đề ra 3 tháng. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra công tác GPMB đòi hỏi rất khẩn trương. Tổ công tác cũng đặt mục tiêu phải cơ bản hoàn thành GPMB dự án trong tháng 10/2015. Đối với công tác GPMB, đường Hòa Lạc- Hòa Bình, ông Thìn đề nghị: Thứ nhất, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo, quyết liệt và toàn diện hơn. Dồn lực chỉ đạo sớm giải quyết GPMB những điểm nóng, đòi hỏi tiến độ gấp rút như: Đoạn nắn tuyến Đèo Bụt, vì ở đây có 2 cái cầu quy mô xây dựng rất lớn. Đồng thời có đoạn nắn tuyến phát sinh nhiều tiềm ẩn khó khăn cho thi công. Thứ hai, tập trung giải quyết vấn đề tái định cư, tập trung vào thị trấn Kỳ Sơn và xã Trung Minh (TP Hòa Bình), cần sớm tổ chức tái định cư cho các hộ diện ảnh hưởng, nếu không quyết liệt sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công toàn tuyến. Ông Quách Tài Quỳnh, Trưởng phòng bồi thường GPMB và hỗ trợ tái định cư (Sở TN&MT), thành viên tổ công tác GPMB đường Hòa Lạc- Hòa Bình nhìn nhận: Tiến độ đã có chuyển biến, song vẫn chậm so với yêu cầu. Cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể cần vào cuộc tích cực hơn nữa, vận động người dân bị ảnh hưởng sớm bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư tổ chức thi công.

 

Lãnh đạo UBND huyện Kỳ Sơn cam kết: Xử lý nghiêm những hiện tượng trục lợi chính sách đền bù GPMB, thực hiện kỷ cương, dân chủ, công bằng, đúng pháp luật trong thực thi chính sách của Nhà nước, đặt mục tiêu chuẩn bị mặt bằng sạch bàn giao cho nhà đầu tư tổ chức thi công tuyến đường hoàn thành kế hoạch xác định.

 

 

 

                                                                                 Lê Chung

 

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục