Khách mua buôn đến tận vườn cắt cam tại thị trấn Cao Phong (Cao Phong).

Khách mua buôn đến tận vườn cắt cam tại thị trấn Cao Phong (Cao Phong).

(HBĐT) - Đầu tháng 11, thời kỳ chính vụ thu hoạch cam Cao Phong bắt đầu. Những vườn cam trĩu quả, vàng tươi trải dài trên những sườn đồi bát úp là thành quả xứng đáng cho công sức lao động miệt mài của người dân. Hai bên đường quốc lộ 6 đoạn qua thị trấn Cao Phong có đến vài trăm điểm kinh doanh cam, từ bán buôn đến bán lẻ, hình thành nên một khu phố cam khá sầm uất. Người trồng cam năm nay phấn khởi bởi cam vừa được mùa vừa được giá.

 

Gia đình chị Đàm Thị Ngát ở khu 6, thị trấn Cao Phong trồng 5 ha cam với 3 loại: lòng vàng, Xã Đoài, cam canh, trong đó 2 ha đang cho thu hoạch. Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt, chị cho biết: “Vụ thu hoạch năm nay, sản lượng cam đạt khoảng 60 tấn, tăng hơn 10 tấn so với vụ năm ngoái. Hiện nay, với giá bán cam lòng vàng đạt 28.000 đồng/kg tại vườn, gia đình thu khoảng 1,5 tỉ đồng. Người mua buôn tự tìm đến vườn làm hợp đồng, gia đình không phải lo tìm mối bán.”

 

Do hợp với điều kiện khí hậu, nông hóa, thổ nhưỡng cộng với người dân tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất, cam Cao Phong không chỉ mọng nước, ngọt, hình thái đẹp mà còn an toàn. Để nâng cao chất lượng, nhiều hộ như gia đình chị Nguyễn Thị Loan ở khu 2, thị trấn Cao Phong còn sáng tạo những cách chăm sóc cam hoàn toàn tự nhiên. Cụ thể như ngâm ủ đậu nành, ủ cá con cho mục để tưới vào gốc cây. Có cam tốt, các ngành hữu quan và huyện Cao Phong đã tập trung xây dựng thương hiệu. Tháng 11/2014, dấu ấn đậm nét nhất là 4 giống cam gồm: CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và cam Canh được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH &CN) cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Đây là hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cao nhất dùng cho các sản phẩm có chất lượng đặc thù do các điều kiện địa lý của khu vực quyết định. Đây chính là bước đột phá, bượt ngoặt mang tính chiến lược, mở ra  cơ hội cho cam Cao Phong. Sau sự kiện đó, giá cam đã tăng lên trên 1,5 lần. Bước vào mùa vụ năm 2015 – 2016, giá cam tiếp tục ổn định đem lại niềm vui cho người trồng.

 

Ông Đinh Trọng Toàn, Bí thư Đảng ủy thị trấn Cao Phong cho biết: toàn thị trấn hiện có 715 ha cam, quýt các loại, 500 ha đang cho thu hoạch. Vụ cam năm 2014 – 2015 đạt sản lượng 10.000 tấn, dự kiến vụ cam năm 2015 – 2016 ước đạt tới 15.000 tấn. Thời điểm hiện nay, mua buôn tại vườn, giá cam Xã Đoài lùn dao động từ 20.000 – 22.000 đồng/kg, Xã Đoài cao, cam lòng vàng khoảng 28.000 đồng/kg. Trước đây, giống cam Xã Đoài được trồng chủ yếu, chiếm khoảng 90%, vụ thu hoạch kéo dài chỉ khoảng 2 tháng. Giờ đây, người dân trồng rải vụ, từ cam chín sớm CS thu hoạch vào tháng 9 – 10, cam Canh thu hoạch tháng 11 – 12, cam không hạt V2 chín muộn thu hoạch từ cuối tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Như vậy, mùa vụ thu hoạch kéo dài khoảng từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Có thương hiệu, khẳng định được chất lượng, độ an toàn và thu hoạch trong thời gian dài nên không có chuyện tư thương ép giá.

 

Toàn huyện Cao Phong hiện phát triển trên 1.200 ha cam, quýt các loại. Trong đó, cam, quýt trong thời kỳ kinh doanh khoảng 600 ha. Cam Cao Phong không chỉ được tiêu thụ rộng rãi trong tỉnh, các tỉnh phía Bắc mà đã trở thành món quà được gửi vào các tỉnh phía Nam. Nhiều khách hàng ở thủ đô Hà Nội khi được trực tiếp vào vườn cam trải nghiệm, nếm và mua về ăn đã tự nguyện lên facebook khen và giới thiệu cho những người khác cùng biết đến cam Cao Phong. Vấn đề đặt ra hiện nay đối với huyện là thực hiện các giải pháp để bảo vệ và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam.

 

Ông Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Huyện đã thành lập BCĐ quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý. BCĐ có trách nhiệm tuyên truyền đến các cấp, ngành, hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm cam duy trì và phát triển chỉ dẫn địa lý. Giới thiệu, quảng bá cam Cao Phong ra các tỉnh, thành phố. Duy trì, phát triển các giống cam đã được bảo hộ. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, kiểm soát các loại cam đảm bảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, an toàn thực phẩm khi lưu thông trên thị trường. Xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý và các trường hợp gian lận thương mại trong sản xuất, kinh doanh cam trên địa bàn huyện. Hiện, Cam Cao Phong đã được bán tại một số siêu thị ở Hà Nội. Sắp tới, huyện sẽ tổ chức lễ hội cam Cao Phong để tiếp tục giới thiệu, quảng bá thương hiệu.

 

                                                                                           

 

                                                                        Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục