Trung tâm Dạy nghề huyện Đà Bắc phối hợp tổ chức lớp sơ cấp dạy nấu ăn với 25 học viên tham gia.

Trung tâm Dạy nghề huyện Đà Bắc phối hợp tổ chức lớp sơ cấp dạy nấu ăn với 25 học viên tham gia.

(HBĐT) - Đồng chí Đinh Mạnh Thường, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Nguồn nhân lực của huyện dồi dào nhưng chủ yếu là lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số ở miền núi và vùng ven lòng hồ sông Đà, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn nhiều hạn chế, thị trường lao động còn mang tính tự phát và không rõ ràng.

 

Mặc dù tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của người lao động có tăng, song năng suất lao động còn thấp, do đó, giá trị sản phẩm tạo ra không tương xứng với thời gian lao động, mới chỉ là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo. Hàng năm, lao động đến tuổi có nhu cầu cần học nghề ngày càng tăng, một bộ phận lao động thiếu việc làm... Trước những tình hình nêu trên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đà Bắc đã và đang tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT-XH nói chung, trong đó có đào tạo nghề, giải quyết việc làm ổn định cho người lao động trên địa bàn huyện.

 

Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đã được cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm. Huyện đã thống kê lao động trên địa bàn và xây dựng kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 2011 - 2015. Theo thống kê của Phòng LĐ-TB&XH huyện Đà Bắc, hiện nay, huyện có 30.288 người trong độ tuổi lao động (từ 15- 60 tuổi), chiếm trên 55% dân số trên địa bàn, trong đó có 28.400 lao động có việc làm thường xuyên. Người lao động trên địa bàn chủ yếu tự tạo việc làm tại chỗ. Với thế mạnh trong phát triển kinh tế chủ yếu vẫn là nông - lâm nghiệp - thủy sản, huyện chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các nguồn vốn. Triển khai thực hiện việc lồng ghép, huy động các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, các chương trình, dự án khác để tăng cường nguồn lực đầu tư dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn toàn huyện như: Chương trình mục tiêu quốc giải quyết việc làm và dạy nghề, Chương trình 135, dạy nghề cho người dân tộc thiểu số nghèo, Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà, chương trình đào tạo nghề vốn Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, các chương trình chuyển giao kỹ thuật KN-KL. Kết quả, qua 5 năm (2011- 2014), huyện tuyển sinh và tổ chức đào tạo được 182 lớp theo các trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng cho 5.459 người lao động với các nghề chủ yếu: Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, thâm canh sản xuất cây nông nghiệp, kỹ thuật ủ phân vi sinh phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nghề may, nghề sửa chữa xe máy, sửa điện, hàn, một số nghề đan lát, làm chổi chít, các nghề TTCN cho lao động tại địa phương. Qua khảo sát cho thấy, số lao động nông thôn tìm được được việc làm sau học nghề là 3.821 người, chiếm tỷ lệ 70%. Trong đó, số lao động được doanh nghiệp tuyển dụng 165 người; số lao động làm ra sản phẩm được doanh nghiệp bao tiêu 3.650 người; số lao động tự tạo việc làm 1.644 người. Bình quân thu nhập khoảng từ 2,5- 3 triệu đồng/tháng. Năm 2015, huyện mở 50 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với  2.092 người tham gia, góp phần tăng tỷ lệ qua đào tạo nghề của huyện lên 39,65%. 

 

 

 

                                                                                  Hương Lan  

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục