Vài năm trở lại đây, khoai lang trở thành cây chủ lực trong xóa đói - giảm nghèo ở xã Ba Khan (Mai Châu) nhưng do quỹ đất nông nghiệp hạn hẹp nên cây trồng này chỉ đem lại nguồn thu ở mức cải thiện thu nhập. 

ảnh: Chụp tại xóm Khan Thượng, xã Ba Khan.

Vài năm trở lại đây, khoai lang trở thành cây chủ lực trong xóa đói - giảm nghèo ở xã Ba Khan (Mai Châu) nhưng do quỹ đất nông nghiệp hạn hẹp nên cây trồng này chỉ đem lại nguồn thu ở mức cải thiện thu nhập. ảnh: Chụp tại xóm Khan Thượng, xã Ba Khan.

(HBĐT) - Cách trung tâm huyện 36 km, Ba Khan là một trong những xã vùng sâu, vùng xa, khó khăn của huyện Mai Châu. Từ một xã “trắng” tiêu chí, sau 5 năm (2011 - 2015) triển khai chương trình xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn ở Ba Khan đã có những chuyển biến nhất định. Tuy nhiên, vấn đề nâng cao thu nhập cho người dân trong xã đang là bài toán khó.

 

Hiện Ba Khan mới chỉ đạt được 5 tiêu chí về xây dựng NTM, gồm: quy hoạch và thực hiện quy hoạch, điện, cơ cấu lao động, chợ và ANTTXH. Bắt tay vào xây dựng NTM, xác định mục tiêu của chương trình là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, làm cho bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới, cấp uỷ, chính quyền xã Ba Khan chú trọng lãnh đạo chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; lựa chọn những giống có năng suất, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vào sản xuất. Nổi bật nhất là trồng khoai lang, ngô và các mô hình chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, với những đặc thù về điều kiện tự nhiên và khí hậu như: quỹ đất nông nghiệp hạn hẹp, chủ yếu là đất của rừng phòng hộ sông Đà; vào mùa đông thường xuyên xảy ra hiện tượng sương muối nên trong 2 - 3 tháng này đất hầu như bỏ không vì chưa tìm được cây trồng phù hợp. Do đó, năm 2014 thu nhập bình quân mới chỉ đạt trên 6,8 triệu đồng /người (mức bình quân của huyện Mai Châu là 14,380 triệu đồng) và dự kiến đạt 7,2 triệu đồng trong năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn 46,7%.

Thời điểm này, trên những cánh đồng ở Ba Khan khá vắng vẻ bởi bà con vừa thu hoạch xong vụ khoai lang. Hộ ông Bùi Văn Tuyển, xóm Khan Thượng là một trong những hộ thu khoai muộn nhất nên chúng tôi có cơ hội được trò chuyện. ông cho biết: “Cây khoai lang dễ trồng, dễ chăm sóc, giá cả lại ổn định, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật có thể đạt được 70 triệu đồng/ha, gấp nhiều lần so với ngô, lúa. Tuy nhiên, 1 năm chỉ trồng được 1 vụ, còn lại trong mùa đông sương giá hầu như đất bỏ không. Cây ngô phát triển cũng tốt nhưng giá cả thất thường, trong khi chi phí mua vật tư, phân bón ngày càng cao”. Theo chia sẻ của ông, gia đình có 0,5 ha đất trồng khoai, chăm sóc tốt thì thu hoạch được 35 triệu đồng/năm, một khoản tiền chỉ đủ cải thiện đời sống.

Ngoài nguyên nhân về quỹ đất sản xuất nông nghiệp hạn hẹp (dân số 359 hộ với 1.596 nhân khẩu, trong khi đất nông nghiệp chỉ có 1.802,13 ha), đồng chí Bùi Văn Đông, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trình độ canh tác cũng là rào cản lớn đối với bài toán nâng cao thu nhập của bà con. Hiện nay, hình thức sản xuất mang tính tự cung, tự cấp vẫn còn phổ biến; xã xuất hiện một số mô hình về chăn nuôi nhưng còn manh mún, nhỏ lẻ. Một nguyên nhân quan trọng nữa là cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, thủy lợi mới hoàn thiện trên 20% nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của địa phương.

Trước những khó khăn trên, đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết: Trong thời gian tới, xã sẽ tích cực thu hút các nguồn lực, các dự án đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, xóa bỏ tập tục sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và chuyển từ hình thức sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Tranh thủ các nguồn lực đầu tư trong khuôn khổ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, chương trình giảm nghèo để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, tạo nền tảng cho sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.

 

                                                                               Viết Đào (CTV)

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục