CCB Trần Văn Thiện, xóm Văn Tiến, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) giới thiệu với hội viên CCB về kỹ thuật nuôi ong lấy mật.

CCB Trần Văn Thiện, xóm Văn Tiến, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) giới thiệu với hội viên CCB về kỹ thuật nuôi ong lấy mật.

(HBĐT) - Không cam chịu đói nghèo, CCB Trần Văn Thiện ở xóm Văn Tiến, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) đã vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế, làm giàu thành công trên chính mảnh đất quê hương.  ông là một trong những CCB tiêu biểu xây dựng thành công mô hình nuôi ong lấy mật với thu nhập gần 500 triệu đồng /năm.

 

 

Cùng với lãnh đạo Hội CCB xã Dân Hạ tới thăm mô hình nuôi ong của gia đình CCB Trần Văn Thiện chúng tôi thán phục về thành quả kinh tế của ông đạt được. Trò chuyện với chúng tôi, ông Thiện chia sẻ về quá trình xây dựng mô hình kinh tế cũng như những khó khăn ban đầu khi nuôi ong lấy mật. Tận dụng lợi thế đất rộng, xung quanh nhà  nhiều rừng, nhiều cây ăn quả, ong về nhiều, năm 1987, gia đình ông bắt đầu nuôi ong với mục đích để phục vụ nhu cầu trong gia đình là chính. Nhận thấy chất lượng của mật ong và nhu cầu dùng mật ong trên thị trường rất lớn, ông đã nhân giống đàn ong thành nhiều đàn để phát triển kinh tế gia đình từ nghề này. Để có được những thành công trong việc nuôi ong lấy mật, ông Thiện mất nhiều thời gian tìm hiểu qua sách, báo, học hỏi kinh nghiệm của những người nuôi ong ở nơi khác và vận dụng một cách sáng tạo trong việc chăm sóc, bên cạnh đó ông còn rút kinh nghiệm từ những vụ nuôi ong của gia đình. Với gần 30 năm nuôi ong lấy mật, ông Thiện không những đã tự nhân rộng đàn ong mà còn cung cấp ra thị trường trên 200 đàn ong cho khách hàng gần xa và động viên các hội viên CCB trong chi hội đến thăm quan, cùng phát triển kinh tế từ mô hình này. Hiện, gia đình ông Thiện đang nuôi 500 đàn ong (mỗi đàn ong 1 thùng, mỗi thùng có 8 cầu ong), ước tính trong năm nay, gia đình có thể thu được khoảng 6.000 lít mật, với giá bán như thị trường hiện nay, trừ chi phí, gia đình cũng thu về khoảng gần 500 triệu đồng mỗi năm. Nói về kinh nghiệm nuôi ong, CCB Trần Văn Thiện cho biết: “Mật ong thu vào 3 vụ chính là vụ thu - đông, vụ xuân và vụ hè, đây là vụ cho thu hoạch dài nhất. Mật ong luôn có vị thơm, ngon, ngọt tự nhiên do ong lấy mật chủ yếu là hoa rừng và các loại cây ăn quả. Khi chọn giống cần chọn đàn càng đông càng tốt, ong có màu vàng, đàn sẽ khỏe và cho năng suất cao. Đặc biệt, chăm sóc đàn ong phải tỷ mỷ, thường xuyên theo dõi  xem chúng hoạt động, nếu ong nằm yên trong tổ là hiện tượng ong muốn bỏ tổ, cần mở hòm kiểm tra, nếu có con vật hại phải xử lý để ong có nơi trú ẩn không bỏ đàn....

 

Bằng ý chí và nghị lực vươn lên, mô hình phát triển kinh tế từ nuôi ong lấy mật của ông Thiện được chính quyền và chi hội CCB đánh giá là một trong những mô hình làm ăn hiệu quả, điển hình của xã. Từ mô hình này, ông Thiện đã chia sẻ kinh nghiệm của mình cho các hội viên CCB và hộ nông dân trong xã cùng nhau phát triển kinh tế. Đến nay, toàn chi hội CCB xóm Văn Tiến đã có trên 50% số hộ hội viên CCB xây dựng được mô hình phát triển kinh tế từ nuôi ong lấy mật, góp phần cải thiện đời sống, đồng thời mở ra hướng đi mới, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã.

 

                                                                           

                                                                  Hoàng Huy

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Tạo đà cho thanh niên Mai Châu khởi nghiệp

(HBĐT) - Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm; đứng ra nhận ủy thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi; tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) chủ động, xung kích trong phát triển kinh tế. Đó là những việc làm thiết thực đã, đang được các cấp bộ Đoàn huyện Mai Châu triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Sản xuất an toàn - nâng cao giá trị na Đồng Tâm

(HBĐT) - Chúng tôi đến thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy), trên khắp các sườn, đồi nông dân tất bật thu hái na chính vụ. Những cây na trĩu quả khiến ai nấy cũng phấn khởi, bởi tuy năm nay nắng nóng kéo dài, quả na không được đẹp mã như mọi năm song bán vẫn được giá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục